Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Không nên hạ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ

Nguyễn Minh Thanh (TPHCM) –

Tôi có người em họ học ngành quản trị kinh doanh chuyên ngành Marketing tại một trường đại học có tiếng ở TPHCM. Theo quy định trước đây sinh viên phải nộp giấy chứng nhận đạt điểm thi TOEIC là 550 thì nhà trường mới xét tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình học cuối năm 2015, em họ tôi đã mất vài lần thi với khá nhiều tiền học ôn và lệ phí thi ở một cơ sở thi chứng chỉ TOEIC quốc tế nhưng vẫn không đạt được điểm 550.

Cuối năm 2016, em đến phòng đào tạo hỏi xem có thể học bổ sung những tín chỉ nào thấp hơn để được cấp bằng đại học hay không. Tại đây, em họ tôi được hướng dẫn học một khóa tiếng Anh tại trung tâm tin học-ngoại ngữ của nhà trường. Và em đã tốt nghiệp đại học chính quy nhờ đạt điểm số quy đổi tương đương chứng chỉ TOEIC 550. Không chỉ riêng trường em tôi vừa tốt nghiệp mà hầu hết các trường trên địa bàn TPHCM hiện nay đều tổ chức lớp học ôn thi, thi tại trường và cấp chứng chỉ cho sinh viên.

Trở lại khoảng năm năm về trước, tùy theo lộ trình của từng trường mà các trường đại học hàng năm đều có công bố chuẩn đầu ra của từng ngành, chuyên ngành. Cùng với đó là chuẩn đầu ra môn ngoại ngữ (đa phần là tiếng Anh) theo các tiêu chí đánh giá của các tổ chức quốc tế, như điểm của các bài thi TOEIC, TOEFL, IELTS, khung tham chiếu châu Âu… môn tiếng Anh. Theo tôi, chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các trường đại học, cao đẳng theo chuẩn mực quốc tế này là phù hợp và nên tiếp tục duy trì. Vì chuẩn ngoại ngữ đó dù khắc nghiệt nhưng là hành trang đáng tin cậy và là công cụ giúp sinh viên ra trường mạnh dạn gia nhập nền kinh tế phẳng.

Nhà trường hiện vẫn khuyến khích sinh viên tự học tự thi chứng chỉ ngoại ngữ được quốc tế công nhận rồi nộp cho nhà trường để quy đổi điểm đầu ra. Nhưng vài năm trở lại đây, nhà trường lại tổ chức khóa học ôn thi ngoại ngữ rồi tổ chức thi và cấp chứng chỉ có trình độ tương đương cho sinh viên trong trường.

Đa phần các bạn sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng tại TPHCM mà tôi biết đều chọn cách lấy điểm tiếng Anh nhẹ nhàng này. Nhà trường có lẽ muốn sinh viên ra trường đúng hẹn nên đã đề ra thêm một giải pháp để giải quyết vấn đề nhưng giải pháp của nhà trường thật không ổn vì chứng chỉ đó chỉ là một chứng chỉ nội bộ, chưa chắc được công nhận ở một đơn vị khác, ví dụ nơi sinh viên sẽ tìm việc làm sau này.

Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học vẫn phải ngày, đêm đeo bám các trung tâm để dự thi lấy chứng chỉ tiếng Anh cho người đi làm TOEIC trước khi dự phỏng vấn xin việc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người dân trở lại TPHCM sau dịp lễ: cửa ngõ đông...

0
(SGTT) – Chiều 1-5, người dân ở các địa phương bắt đầu trở lại TPHCM sau kỳ nghỉ lễ. Theo ghi nhận của Sài...

Startup Việt ‘không thể khởi nghiệp trên ti vi’

0
(SGTT) - Dòng vốn dành cho startup Việt Nam cạn dần trong năm ngoái với chỉ 541 triệu đô la, giảm mạnh so với...

Xe điện hết nóng

0
(SGTT) - Tesla được xem là "hàn thử biểu" đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước,...

Gói tín dụng nhà ở xã hội 125.000 tỉ đồng mới...

0
(SGTT) - Sau đúng một năm triển khai, gói tín dụng 125.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội,...

Váy búp bê – xu hướng hot trong thời trang hè...

0
(SGTT) - Váy búp bê hay babydoll là một trong những xu hướng thời trang được ưa chuộng trong mùa hè năm 2024. Kiểu...

Du lịch lễ 30-4: Lượng khách tăng cao tại nhiều địa...

0
(SGTT) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, mặc dù thời tiết nóng bức, nhưng một số địa phương như...

Kết nối