Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024

Nguy hiểm khôn lường khi trẻ thường xuyên nói dối

Nguyễn Đức Quyết (Hà Nội) –

Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn và dạy con không được nói dối, nhưng đôi khi trong cuộc sống, người lớn lại vô tình mắc những sai lầm làm nảy sinh tật nói dối ở trẻ. Nói dối là một phản xạ khi trẻ muốn che giấu lỗi lầm của mình trước người lớn.

Điều này được hình thành một phần do tính cách của đứa trẻ nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do thái độ của người lớn đối với những lần mắc lỗi trước đó của trẻ.

Khi trẻ mắc lỗi, vì bực bội, người lớn thường mắng chửi, trừng phạt, phán xét trẻ mà ít khi đủ bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân hoặc giảng giải cho con hiểu. Chính vì cảm giác lo lắng, sợ hãi bị trách phạt vì những lần mắc lỗi tiếp theo, trẻ sẽ chọn giải pháp nói dối để được an toàn.

Tôi còn nhớ câu chuyện ngày xưa về cậu bạn học cùng lớp cấp 2 được coi là học sinh “cá biệt” của trường. Khi mới vào lớp, cậu là một đứa trẻ vô tư, hồn nhiên, học lực khá. Từ khi bố mẹ ly hôn, cậu dần lơ là việc học. Một hôm, cô giáo dạy toán hỏi cả lớp: “Những ai chưa làm bài tập thì giơ tay xem nào?”. Cả lớp chỉ có mình cậu bạn này dũng cảm giơ tay và nhận lỗi (trong khi chắc chắn có rất nhiều người chưa làm). Nhưng thay vì nhắc nhở thì cô giáo lại dùng chính sự thành thật giơ tay nhận lỗi ấy để trừng phạt cậu. Lần đó, cậu bị ghi tên vào sổ đầu bài, sau đó bị phạt đứng trước học sinh toàn trường trong giờ chào cờ đầu tuần, và chuyện này đã tác động ghê gớm đến tâm hồn non nớt của một đứa trẻ. Cậu bé đã trở thành một học sinh cá biệt từ đó.

Không chỉ có thái độ của người lớn đối với trẻ khi chúng mắc lỗi mà những lần người lớn không thành thật đã làm cho tật nói dối ở trẻ được hình thành.

Nhiều phụ huynh vẫn nghĩ, nói dối trẻ là một việc bình thường bởi trẻ con không biết gì. Nhưng chính từ những lần bị người lớn nói dối kiểu “bố đi một lát rồi về ngay”, “ăn ngoan rồi mẹ cho đi chơi”… nhưng không được thực hiện; hoặc người lớn nói dối nhau ngay trước mặt trẻ đã làm cho bé dần mất đi sự tin tưởng. Và tệ hại hơn là bé sẽ hình thành suy nghĩ, nói dối cũng chẳng phải là việc gì đó quá nghiêm trọng. Câu chuyện của chị bạn tôi là một ví dụ. Khi phát hiện cậu con trai 4 tuổi nói dối, cô đã mắng bé và nhận được câu trả lời rất ngây thơ: “Bố nói dối mẹ suốt có sao đâu!”.

Khi nói dối và nói dối thường xuyên, đứa trẻ không chỉ hình thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến nhân cách, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Gặp những vấn đề rắc rối trong cuộc sống (bị bạn bè bắt nạt, lạm dụng tình dục…), nếu trẻ không trung thực, bố mẹ sẽ không biết để can thiệp kịp thời và nguy cơ mất an toàn cho trẻ rất cao.

Người ta vẫn thường nói, lời nói gây hành động, hành động gieo thói quen, thói quen gặt tính cách. Điều đó cho thấy lời nói không vô hại như chúng ta vẫn tưởng, những lời nói dối lại càng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc hình thành tính cách con người, đặc biệt là đối với những đứa trẻ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Huế giới thiệu ẩm thực truyền thống đến du khách

0
(SGTT) – Trong kỳ nghỉ lễ 30-4, du khách đến Huế sẽ có dịp thưởng thức các món ăn, đồ uống truyền thống địa...

Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài đón hơn 209.000 khách...

0
(SGTT) - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5, tức 27-4, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất...

Đầm hoa lục bình hút khách check-in ở Hà Nội

0
(SGTT) - Những ngày đầu Hè, hoa lục bình đua nhau nở tím biếc tại một đầm nước ở quận Long Biên, thành phố...

6 món ăn nên thử khi ghé thăm Đồng Nai dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4, nếu du khách chọn khám phá những địa phương lân cận TPHCM, thì Đồng Nai là một...

Lên Tủa Chùa ngắm cầu treo Pa Phông

0
(SGTT) – Nằm ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, cầu treo Pa Phông là điểm đến được nhiều du khách khám phá trong...

Du khách trải nghiệm không gian văn hoá ẩm thực làng...

0
(SGTT) – Nằm trong chương trình kích cầu du lịch 2024 “Quảng Nam – Miền xanh di sản”, tối 26-4, lễ hội văn hoá...

Kết nối