Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Bán rẻ, mua đắt

Hồng Ngọc –

Một lương y ở phía Bắc trong quá trình đi tìm kiếm dược liệu khắp vùng rừng núi phía Bắc đã bức xúc trước cảnh cây dược liệu trên rừng núi bị khai thác tận diệt để bán với giá rẻ, trong khi chính những người dân nghèo đi kiếm dược liệu để bán, lại phải bỏ tiền mua thuốc giá cao chữa trị cho con mình.

Tại địa điểm mua cây thuốc bán cho thương lái nước ngoài, ông kể, người dân chỉ cần nhìn mẫu cây thuốc và giá người mua đưa ra miễn sao “đạt công” (tức thu nhập chấp nhận được) là người dân ùn ùn kéo lên rừng tìm mà không ai biết và cũng không ai quan tâm nó có tác dụng gì, người ta mua để làm gì; chặt hay đào tìm cây thuốc có phạm luật không?

Rồi ông chứng kiến các điểm mua dược liệu bán cho nước ngoài mà ông không hiểu tại sao thay vì mua quả na rừng, vốn là dược liệu, thì họ lại mua rễ cây na rừng. Người dân đổ xô lên rừng đào kiếm rễ cây na về bán và cây na rừng ngày một hiếm dần ở phía Bắc. Còn ông lên rừng chứng kiến cảnh cây na héo lá chết khô vì bị đào rễ mà tiếc ngẩn ngơ, biết bao giờ mới có na rừng cho quả.

Ông đã từng thấy vợ chồng nọ dẫn theo đứa trẻ bị ho khan, đến cân bán máy bao cây thuốc, sau ra chợ mua thức ăn rồi vào quầy thuốc mua kháng sinh cho con uống. Họ bán khá nhiều dược liệu tốt nhưng với giá rẻ, sau đó lại bỏ tiền mua kháng sinh đắt tiền cho con uống mà lẽ ra, theo ông, họ chỉ cần để lại một phần nhỏ dược liệu họ vừa bán, nấu sôi cho con uống cũng hết ho.

Điểm tập kết của dược liệu như trong câu chuyện vị lương y nói trên là ở các cửa khẩu phụ chuyên xuất hàng tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc. Tại những cửa khẩu này, dược liệu đóng trong bao bố ùn ùn chở sang bên kia biên giới, đồng thời, ở chiều ngược lại, xe tải chở dược liệu nhập tiểu ngạch vào Việt Nam ngày một nhiều.

Theo Bộ Y tế, nhu cầu dược liệu cho ngành y ngày một tăng, hiện mỗi năm cả nước sử dụng hơn 60.000 tấn dược liệu cho chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng, điều trị bằng y học cổ truyền… Trong đó, nguồn cung trong nước đáp ứng chỉ khoảng 20% và 80% dược liệu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, chủ yếu từ Trung Quốc. Do dược liệu nhập tiểu ngạch nên cơ quan quản lý lâu nay không ít lần than phiền là khó kiểm soát chất lượng và trên thực tế, không ít dược liệu kém chất lượng hay dược liệu đã bị chiết xuất một phần hoạt chất nhập vào Việt Nam.

Cách nay không lâu, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, đã phối hợp với Cục Y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế kiểm tra, khảo sát các loại dược liệu có nghi ngờ về chất lượng. Trong 109 mẫu dược liệu mà phần lớn được lấy mẫu ở các cửa khẩu biên giới trong đợt kiểm tra này có đến 56 mẫu (hơn 50%) không đạt chất lượng, trong đó có 24 mẫu dược liệu giả mạo nhưng đã được đưa vào các cơ sở y tế công lập sử dụng.

Không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở kinh doanh dược liệu trong nước đã nhiều lần lên tiếng về thực trạng “chảy máu” dược liệu quý. Nhiều người trong nghề y khẳng định kinh doanh dược liệu trong nước hiện nay là bán rẻ dược liệu cho nước ngoài rồi mua đắt nhưng chất lượng dược liệu mua về không ai kiểm soát, mà cuối cùng là người bệnh, người dùng thực phẩm chức năng phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế, sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Startup đo lường khí thải tìm kiếm cơ hội kinh doanh...

0
(SGTT) - Trong những năm tới, các cơ quan quản lý chứng khoán ở châu Á sẽ triển khai quy định bắt buộc công...

Nhiều dự án giao thông lớn sẽ được xây dựng tại...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với địa phương trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự...

Đầu bếp Phạm Thị Thiên Hương: Ở bếp bánh mỗi ngày...

0
(SGTT) - Năm 12 tuổi, chị Phạm Thị Thiên Hương đã tự tay làm ra chiếc bánh ngọt đầu tiên. Cứ thế, hành trình...

Bằng lăng nở tím phố phường Hà Nội

0
(SGTT) – Tháng 5 về, khắp các con phố ở Hà Nội lại được khoác lên mình sắc tím bằng lăng. Hoa giáng hương...

Hai cây cầu được người dân Nhà Bè mong ngóng sẽ...

0
(SGTT) - Cầu Phước Long và Rạch Đỉa đang triển khai thi công theo đúng tiến độ đề ra và dự kiến hoàn thành...

Khám phá nghề làm Hẩu của người Hoa ở Bình Dương

0
(SGTT) - Hẩu được xem là linh vật của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương. Theo dòng chảy thời gian, người Hoa Phước...

Kết nối