Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024

Tháng Giêng đi lễ hội

Hồng Ngọc –

Những ngày đầu năm mới, tin tức và hình ảnh phản cảm tại một số lễ hội tràn ngập trên báo và mạng xã hội. Dư luận không khỏi bức xúc trước cảnh người đi lễ hội giành giật lộc, việc “chặt chém” của các dịch vụ, và cũng không thiếu cảnh đánh nhau, máu me, ngất xỉu…

Nhưng đây cũng không phải lần đầu xảy ra, mà cứ đến hẹn tháng Giêng lễ hội là lại xuất hiện cảnh bát nháo như vừa nêu.

Lễ hội ở các đền chùa, miếu mạo, di tích văn hóa lịch sử đã hình thành từ ngàn xưa. Với nhiều địa phương, lễ hội không chỉ đơn thuần là “giữ gìn bản sắc văn hóa” mà ngày nay nó còn là nơi vui chơi, thu hút khách du lịch. Không gian lễ hội trước đây ở quy mô cấp tỉnh thành, nay xuống huyện và thậm chí là xã cũng tổ chức lễ hội, chỉ vì đơn giản, nói như một lãnh đạo huyện ven biển miền Trung là “có nơi cho người dân vui chơi giải trí ba ngày xuân”.

Vậy nên nhiều huyện, xã có di tích lịch sử văn hóa, có danh lam thắng cảnh nổi tiếng là họ có cái lý khá thuyết phục để mở lễ hội ngay vào dịp đầu xuân, cốt có chỗ cho người dân vui chơi giải trí, vừa thu hút khách du lịch để giới thiệu sản vật địa phương. Cứ thử tưởng tượng một lễ hội đua ghe ở một vịnh nổi tiếng miền Trung do cấp xã tổ chức vào tháng Giêng, thu hút hàng chục ngàn người trong huyện, trong tỉnh đến xem, vui chơi. Địa phương và người dân có thêm nguồn thu từ dịch vụ giữ xe, ăn uống, bán hàng lưu niệm và cũng quảng bá cảnh đẹp nơi đây.

Đối với một số lễ hội bát nháo, chen lấn cướp lộc, thì những chuyện phản cảm ấy có thể ngăn chặn được không? Chắc chắn là được nếu ngành văn hóa và chính quyền địa phương nơi tổ chức lễ hội gạn lọc kịch bản, chương trình lễ hội ngay từ đầu, mạnh dạn loại bỏ những hủ tục lạc hậu hoặc những hình ảnh phản văn hóa trong lễ hội.

Đâu thể vì yếu kém của ban tổ chức hay của địa phương nào đó mà dẹp bỏ lễ hội như một số ý kiến đang tranh luận trên mạng xã hội. Nên nhìn lễ hội như một cơ hội lớn để quảng bá địa phương, kích cầu và phát triển du lịch, trước mắt là du lịch nội địa. Rất có thể những hình ảnh phản cảm của các lễ hội trong những ngày đầu năm mới này xuất phát từ việc chính quyền địa phương ngay từ đầu chỉ nghĩ thuần túy là lễ hội để giữ gìn văn hóa truyền thống mà xem nhẹ đằng sau lễ hội là phát triển kinh tế, du lịch, quảng bá địa phương.

Câu hỏi đặt ra là chừng nào các lễ hội lớn trong nước vốn bị chê là bát nháo mấy ngày qua trở thành lễ hội nổi tiếng, có tên tuổi trên thế giới, thành điểm đến cho các tour thu hút du khách nước ngoài?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tìm về ‘ốc đảo xanh’ Cần Giờ dịp lễ 30-4

0
(SGTT) – Cách trung tâm TPHCM khoảng 50km, “ốc đảo xanh” Cần Giờ là gợi ý để du khách đến vui chơi, thưởng thức...

Số ca mắc bệnh sởi tăng cao, Bộ Y tế khuyến...

0
(SGTT) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, số ca phát ban nghi sởi từ đầu năm đến nay đã tăng 2,7 lần...

Liên tục xả trạm thu phí cầu Rạch Miễu do kẹt...

0
(SGTT) – Cầu Rạch Miễu, tuyến đường huyết mạch nối liền hai tỉnh Tiền Giang – Bến Tre, bị kẹt xe nghiêm trọng trong...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa kỳ nghỉ lễ chọn miến...

0
(SGTT) - Dù là thứ Hai đầu tuần, nhưng bữa trưa hôm nay vẫn nằm trong kỳ nghỉ lễ 30-4 nên mọi người có...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình gần 200 năm...

0
(SGTT) – Tọa lạc tại xã Long Định, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đình Long Thạnh có lịch sử gần 200 năm. Với...

Bữa ăn chất lượng từ thịt gà nếu biết cách chọn...

0
Thịt gà là thực phẩm phổ biến trong mọi bữa cơm gia đình hay trên mâm tiệc hop mặt. Tuy nhiên, những món ăn...

Kết nối