Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Trường nghề ngày càng “lâm nguy”

Cao Ban –

Lãnh đạo các trường nghề thực sự lo lắng trước công tác tuyển sinh “èo uột” kéo dài trong nhiều năm qua. Để khắc phục tình trạng này, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, các trường không có cách nào khác là phải tự chủ và đổi mới toàn diện.

Tuyển sinh liên tục không đạt mục tiêu

trường-trung-cấp-yNhiều trường nghề liên tục tuyển sinh không đủ chỉ tiêu trong nhiều năm. Ảnh minh họa

Tại hội nghị “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 16-1, hiệu trưởng nhiều trường nghề, trung cấp tỏ ra lo lắng vì tuyển sinh mỗi năm một khó khăn.

Theo ông Trần Công Chánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Bạc Liêu, thời gian qua nhiều địa phương không chú trọng việc phân luồng học nghề từ bậc THCS ở địa phương. Học sinh học THPT xong, không đậu đại học thì đi làm công nhân. Nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng chỉ tuyển lao động phổ thông tốt nghiệp THPT, không tuyển lao động đã qua học nghề, do vậy các trường nghề phải chật vật tồn tại vì ít người học. “Đầu tư cơ sở vật chất làm gì khi không có học sinh đến học!”, ông Chánh trăn trở.

Chưa hết, trình độ giáo viên dạy nghề ở các trường đang rất yếu, chỉ có lý luận suông mà không giỏi thực hành, chế độ tiền lương thấp không thu hút được giáo viên giỏi. Ông Chánh cho rằng nếu tình trạng này kéo dài sẽ “giết” các trường nghề.

Ông Đức Hải, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, đặt vấn đề công bằng, minh bạch trong quản lý. Theo ông Hải, chính sách cần công bằng giữa trường công và trường tư. Các trường ngoài công lập hiện gặp nhiều khó khăn như thiếu đất, thiếu vốn… nhưng vẫn phải tự thân vận động, trong khi đó, các trường công lại có quá nhiều ưu đãi.

Lo lắng việc các trường nghề được chuyển từ Bộ Giáo dục về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Viễn Đông, đặt câu hỏi “công tác đào tạo giảng viên cao đẳng nghề khi chuyển về Bộ Lao động thì bộ đã có kế hoạch như thế nào?”. Theo ông Hải, nhiều trường được đầu tư hoành tráng, nhưng chỉ là “có vỏ mà không có ruột” nên không tuyển sinh được, còn chất lượng đào tạo chỉ là “chuyện xa vời”.

“Cần có cơ chế liên thông thông thoáng, cởi mở, để người học nghề có thể học lên trình độ cao hơn. Người học nghề vì thế cũng yên tâm hơn rằng tốt nghiệp trường nghề xong có việc làm, kinh nghiệm tích lũy rồi thì có thể học liên thông nâng cao trình độ chuyên môn”, ông Hải nói.

Theo báo cáo từ Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), hiện cả nước có 1.989 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tất cả tỉnh, thành phố. Trong năm năm qua, quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp không đạt mục tiêu chiến lược và liên tục giảm. Cơ cấu tuyển sinh hiện chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới ba tháng (chiếm 88%); trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 12% so với mục tiêu 22% đặt ra trong Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Sau khi học nghề, tỷ lệ người có việc làm là 78,7%, nhưng tỷ lệ người được doanh nghiệp tuyển dụng chỉ là 22,8%.

Trong giai đoạn 2011-2015, đã có khoảng 11,9 triệu người được tuyển sinh và dạy nghề, đạt 74% so với kế hoạch, trong đó, trình độ trung cấp, cao đẳng đạt 55% kế hoạch; trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng đạt 107% kế hoạch.

[box] Theo dự thảo Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, mục tiêu đến năm 2020, sẽ đào tạo khoảng 3,2 triệu người có trình độ cao đẳng, trung cấp và đào tạo thường xuyên cho khoảng 8,8 triệu người, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 6 triệu người lao động; hình thành khoảng 70 trường chất lượng cao, 150 nghề trọng điểm, trong đó có 50 nghề cấp độ quốc tế; phát triển các trường đặc thù, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 250 nghề…[/box]

Cần đổi mới toàn diện

Trước nhiều ý kiến cho rằng cần phân luồng học sinh vào học nghề ngay từ THCS, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết lâu nay tỷ lệ này chỉ đạt 4-5%, trong khi mục tiêu đặt ra là 30%. Hiện tại, nếu muốn thực hiện phân luồng 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, số lượng trường THPT phải giảm đi.

Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TPHCM, làm sao để bằng cấp của các trường “phải được các nước ASEAN chấp nhận”, nếu không tức là đang đào tạo lãng phí. “Tâm lý nhiều phụ huynh học sinh không muốn cho con đi học nghề, trung cấp, cao đẳng là vì tốt nghiệp các trường này rất khó xin việc”, bà Thu nhận xét.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại các trường nghề, cao đẳng, trung cấp, không có cách nào khác là phải tự chủ. “Tự chủ là chủ trương chung của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và hiểu theo đúng nghĩa là tự quản, đây là thuộc tính của giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao. Ngân sách nhà nước sẽ không cắt ngay mà có cơ chế phân bổ, không thể tiếp tục duy trì tình trạng bao cấp cào bằng”, ông nói.

Ông Đam cho biết có trường được đầu tư hàng chục tỉ đồng, xây dựng cơ sở hoành tráng, hàng năm vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách nhưng không có người học, chỉ tuyển được vài chục sinh viên. Ông nhận xét, nếu cứ tiếp tục như vậy là làm hư đội ngũ cán bộ, giáo viên của cơ sở và có lỗi với nhân dân. Trong khi đó, khi tự chủ, các trường có quyền quyết định từ khâu tổ chức bộ máy, chuyên môn, đến tuyển sinh….

Ngoài ra, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, giáo dục nghề nghiệp phải gắn liền với doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng đầu ra. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp và có việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo. “Cần ủng hộ, tạo điều kiện cho các trường nghề liên kết với doanh nghiệp, thậm chí có xưởng sản xuất hoạt động ngay ở trong trường”, ông nói.

Bên cạnh đó, cần quốc tế hóa trong đào tạo nghề bởi doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không chỉ cho thị trường trong nước mà còn phải bán ra thế giới. Thời gian tới, các trường phải áp dụng chương trình dạy của các nước tiên tiến trên thế giới, thiết lập kho học liệu mở…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bao giờ đường Tân Kỳ Tân Quý hoàn thành?

0
(SGTT) - Sau hơn 1 năm thi công, dự án mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TPHCM) đã đạt 50%...

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Tour nước ngoài ‘thắng thế’ trong mùa du lịch hè

0
(SGTT) – Đã bước vào mùa du lịch hè, tuy nhiên, vé máy bay nội địa vẫn còn cao, ảnh hưởng ít nhiều đến...

Dự án chống ngập 10.000 tỉ của TPHCM vẫn ‘bất động’...

0
(SGTT) - Không chỉ ngập do mưa, nhiều con đường ở TPHCM còn ngập kép do ảnh hưởng của triều cường dâng cao. Trong...

Ngôi chùa có tượng Quán Thế Âm làm bằng hoa bất...

0
(SGTT) - Chùa Linh Phước, còn được biết đến với tên chùa Ve Chai, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi...

Ghé quán xôi duy nhất được Michelin đề xuất

0
(SGTT) - Từ ý tưởng của một nhóm bạn trẻ, thương hiệu Xôi Bát ra đời và mang đến cho thực khách TPHCM trải...

Kết nối