Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

“Hôn môi xa” bằng… điện thoại

My Phan –

Tên của thiết bị này là Kissenger, đó là sự kết hợp pha một chút khôi hài của từ kiss có nghĩa là nụ hôn và messenger là tên của phần mềm nhắn tin. Qua thiết bị này, người dùng có thể gửi nụ hôn của mình cho người yêu, dù không thật nhưng có lẽ là thú vị.

kissenger-1

Công nghệ đã đạt được các bước tiến bộ to lớn trong những năm gần đây góp phần không nhỏ trong việc giúp xóa nhòa khoảng cách giữa người với người, về mặt ý niệm. Cùng với sự giúp đỡ của video call (cuộc gọi video) và các dịch vụ tin nhắn qua Internet giúp cải thiện phần nào các trở ngại trong thời gian tìm hiểu nhau của các cặp đôi xuyên quốc gia. Giờ đây, bạn có thể sẽ không cần những biểu tượng thể hiện bạn muốn hôn đối phương trong phần mềm Skype thông qua một thiết bị có tên Kissenger.

Theo trang chuyên về công nghệ mới mymodernmet.com, thiết bị này được phát triển dựa trên sự kết hợp của các nguồn lực và nhà phát triển đến từ Singapore, Sri Lanka, Tây Ban Nha, Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc được dẫn dắt bởi hai người đồng sáng lập là Dinos Andreou (giám đốc điều hành) cùng với tiến sĩ Hooman Samani (trưởng bộ phận phát triển) là người khá có tiếng trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo người máy.

prototype1

Đây là một thiết bị giả lập giúp người dùng có thể gửi một nụ hôn đến người khác một cách chân thật (tất nhiên là thật theo kiểu công nghệ). Nghe qua, có vẻ như đây là phát minh kỳ quặc xuất hiện trong một bộ phim viễn tưởng nào đó nhưng thực ra nó có cấu tạo khá đơn giản với phần thân bằng chất liệu nhựa  được trang bị một động cơ được phủ bên ngoài bằng một tấm silicon có hình dáng là một bờ môi, thiết bị sẽ được gắn vào phần đuôi của chiếc điện thoại thông minh để có thể hoạt động. “Nụ hôn” được mộ phỏng bằng một cơ chế máy bên dưới lớp silicon tạo nên sự biến chuyển theo hình dáng của chiếc môi hoặc gò má của người dùng tùy thuộc vào vị trí khi áp chiếc máy này lên.

Đối tượng khách hàng mà thiết bị này nhắm đến là dành cho các cặp đôi muốn thể hiện sự lãng mạn của mình nhưng gặp vấn đề về khoảng cách địa lý, cũng như gắn kết các thành viên trong gia đình, hay giúp các fan có cảm giác gần gũi với thần tượng. Những thiết bị này hiện chưa được thương mại hóa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nở rộ dịch vụ hỗ trợ các phiên livestream bán hàng

0
(SGTT) - Hình thức livestream (bán hàng trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện với tần suất dày hơn...

Khám phá Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm

0
(SGTT) - Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh, Văn Miếu...

Hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt cuối năm...

0
(SGTT) - Hai công ty cổ phần vận tải đường sắt khi được sáp nhập sẽ giúp triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, giảm...

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170...

0
(SGTT) - Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Kết nối