Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024

Lịch sử là văn hóa sống

XUYẾN CHI –

Triển lãm Phác thảo lịch sử Việt Nam là câu chuyện về nghị lực đáng nể của một nghệ sĩ đã chứng kiến những thăng trầm của chiến tranh, trải qua quá trình chuyển đổi của đất nước và là người thúc đẩy sự phát triển của các mạng lưới nghệ sĩ giữa ba miền Bắc, Trung, Nam từ năm 1975 tới nay. Đây là triển lãm cá nhân của họa sĩ lão thành Quách Phong diễn ra từ ngày 9-7 tới 2-8-2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM do dự án Nhận thức thực tại của Sàn Art hỗ trợ.

Tßc-ph_m-l_ch-s_-Vi_t-Nam-=²_c-v_-b_ng-tranhTác phẩm lịch sử Việt Nam được vẽ bằng tranh.

Là giai đoạn đầu dài hai năm của dự án, Phác thảo lịch sử Việt Nam chỉ lột tả một phần nhỏ những kỳ vọng và khát khao của họa sĩ Quách Phong về việc chiêm nghiệm và thể hiện lịch sử thông qua nghệ thuật bằng những phác thảo màu của các sự kiện lịch sử, trải dài từ thời đại vua Hùng 2000 năm TCN cho đến thời kỳ Lê sơ (Lê Trung Hưng) những năm 1500. Tại triển lãm, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng các phác thảo vẽ trên hai (trong số ba cuộn) giấy bản, mỗi cuộn dài hơn 50 m. Một video sẽ cho thấy toàn bộ ba cuộn tranh này. Tâm điểm triển lãm là 12 tấm sơn mài đầu tiên được hoàn thiện dựa trên phác thảo, cùng với một phỏng vấn nghệ sĩ Quách Phong về tầm nhìn nghệ thuật của ông cũng như ngọn nguồn dự án.

H_a-s_-l_o-thanh-Qußch-PhongHọa sĩ lão thành Quách Phong.

Sinh năm 1938 tại Vĩnh Long, họa sĩ Quách Phong được đào tạo chuyên ngành hội họa sơn dầu tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1950 và Đại học Mỹ thuật Hà Nội những năm 1960. Sau đó, ông theo dấu những chiến sĩ Việt Minh, khắc họa cuộc sống của họ trên chiến trường. Quyết tâm chứng kiến Sài Gòn giải phóng, ông trở về miền Nam, nơi ông được mời làm người xây dựng nền móng cho Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TPHCM. Mặc dù được biết đến như một họa sĩ với các ký họa kháng chiến, tác phẩm gần đây nhất của ông tôn vinh chất liệu sơn mài truyền thống theo cách vô cùng độc đáo.

Ông cho biết lịch sử Việt Nam hầu như thiếu vắng hình ảnh và vì thế, ông muốn tái hiện lịch sử trên một không gian và thời gian thực, muốn mọi người ngắm nhìn sử, hòa vào dòng chảy mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trên cuộn tranh phác thảo, ông dùng chủ đạo màu xanh vì đó là màu của hòa bình. Ông mơ sẽ có một “con đường” kể chuyện sử Việt Nam, ông mơ bức tranh ấy sẽ được nhiều họa sĩ trẻ, những nhà sử học và mọi người cùng góp tay vẽ tiếp câu chuyện sử Việt Nam. Và với giấc mơ ấy, ông vẫn miệt mài tiếp tục vẽ từ thời Lê Trung Hưng đến ngày hôm nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm

0
(SGTT) - Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh, Văn Miếu...

Hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt cuối năm...

0
(SGTT) - Hai công ty cổ phần vận tải đường sắt khi được sáp nhập sẽ giúp triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, giảm...

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170...

0
(SGTT) - Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Triển khai hệ thống giao thông thông minh để quản lý...

0
(SGTT) – Do chưa có quy hoạch hệ thống giao thông thông minh (ITS) quốc gia nên việc đầu tư các hệ thống ITS không...

Kết nối