Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Khi các hãng dược làm giá

BẢO NAM –   

Mới đây, một bệnh nhân 84 tuổi người Mỹ được chẩn đoán bị viêm gan C từ nhiều năm trước. Bà được điều trị bằng interferon và gây ra hàng loạt tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng kết quả kiểm tra cho thấy bệnh xơ gan vẫn đang tiến triển. Sovaldi, một loại thuốc mới giúp loại bỏ vi rút trong khoảng 90% bệnh nhân xơ gan và làm giảm nguy cơ của bệnh ung thư gan liên quan và các biến chứng khác, dường như là giải pháp. Tuy nhiên chi phí là rất lớn, hơn 80.000 đô la Mỹ cho ba tháng điều trị. Bà được chương trình Medicare HMO tài trợ, nhưng vẫn không đủ. Khoản phí 9.000 đô la Mỹ đã quét sạch khoản tiết kiệm cả đời còn lại của bà.

Cái giá trên trời

Solvadis-drug

Các công ty dược đang trục lợi trên khách hàng từng chút một, tiến sĩ Daniel J. Stone, một chuyên gia về nội khoa và y học lão khoa ở Los Angeles, cho tờ Los Angeles Times biết.

Thay vì tạo ra thu nhập hợp lý bằng cách giảm bớt sự đau đớn và cứu sống bệnh nhân, họ coi lợi nhuận là trên hết và mục tiêu chính của họ là các công ty bảo hiểm. Nhưng khi các công ty bảo hiểm thua lỗ, công ty dược tăng phí bảo hiểm cho người sử dụng lao động hoặc chính phủ. Vì vậy, người dân phải trả tất cả từ thuế cho đến các khoản khấu trừ.

Theo tờ Los Angeles Times, Sovaldi đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho giá thuốc. Phí thuốc cộng điều trị 80.000 đô la Mỹ có nghĩa rằng nếu mỗi người Mỹ nhận được thuốc này, chi phí hàng nãm sẽ vượt quá chi phí tất cả các loại thuốc khác tại Mỹ kết hợp lại.

Đó là vấn đề khiến bệnh nhân 84 tuổi này đã phải tìm đến văn phòng của Tiến sĩ Stone.

Con đường dẫn đến mức giá trên trời này bắt đầu khi Gilead Sciences Inc. mua lại Pharmasset, công ty phát triển loại thuốc này, với giá 11 tỉ đô la Mỹ vào mùa thu năm 2011. Lúc đó Sovaldi vẫn chưa có mặt trên thị trường, và Gilead làm một công đôi việc khi áp giá thuốc cao để bù lại khoản tiền ngất ngưỡng đã bỏ ra mua Pharmasset cũng như chi phí đã bỏ ra để nghiên cứu và phát triển loại thuốc này.

Ngành công nghiệp dược phẩm đã học được cách tạo ra lợi nhuận trên trời như vậy bởi vì họ biết các công ty bảo hiểm không thể nói không với các loại thuốc độc đáo được cấp bằng sáng chế và không có đối thủ cạnh tranh. Bảo hiểm trở thành một đòn bẩy tạo ra nguồn thu khổng lồ cho các công ty dược. Nếu Gilead phải bán thuốc của mình cho các cá nhân, họ sẽ chẳng bán được bao nhiêu gói 80.000 đô la Mỹ.

Các công ty thuốc bảo vệ mức giá của họ bằng cách gieo rắc mối lo ngại rằng việc kiềm chế lợi nhuận quá cao sẽ giết chết con ngỗng đẻ trứng vàng để phát triển ngành dược. Lời ngụy biện này có thể được nhìn thấy qua sự thao túng giá cả trong thị trường dược phẩm đại trà, nơi chi phí nghiên cứu đã từ lâu được gộp vào giá thuốc.

Chẳng hạn, Turing Pharmaceuticals đã thu hút sự chú ý khi mua lại độc quyền Daraprim, thuốc đặc trị bệnh nhiễm ký sinh trùng (Toxoplasmosis) rồi tăng giá lên 5.000%. Tính minh bạch của phi vụ này cũng như mức độ tăng giá quá lớn đã làm dấy lên những lời chỉ trích ngay trong ngành công nghiệp này. Nhưng sự trục lợi của Turing chỉ đơn thuần nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên thuốc độc quyền trong ngành dược.

Phép màu nào cho bệnh nhân?

Gilead và các công ty khác nói rằng chi phí cho Sovaldi là hợp lý vì nó giúp bệnh nhân tiết kiệm được việc trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, ví dụ việc ghép gan. Nhưng Sovaldi của Gilead không có đối thủ cạnh tranh nên việc họ áp đặt giá thuốc là không có khó khăn gì.

May mắn thay, câu chuyện bệnh nhân của tiến sĩ Daniel J. Stone có kết cục tốt đẹp. Sau nhiều tuần lo lắng, bà đã được Mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân – một tổ chức phi lợi nhuận tài trợ chăm sóc cho hơn nửa triệu bệnh nhân có bảo hiểm – giúp đỡ. Bà ấy sắp kết thúc điều trị của mình. Tuy nhiên, đáng lẽ bệnh nhân Mỹ không cần phải phụ thuộc vào các tổ chức từ thiện để điều trị và hoạt động từ thiện không nên hỗ trợ lợi nhuận trên trời của các công ty dược.

Với nhiều loại thuốc mới khác sẽ bị áp đặt giá như Sovaldi, chi phí thuốc sẽ tiếp tục gia tăng. Trong lĩnh vực thuốc không còn được bảo hộ quyền sáng chế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cần quản lý giá cả thuốc để bảo vệ người bệnh. Chính phủ nên xem xét trợ cấp cho công tác nghiên cứu và phát triển để giảm thiểu rủi ro của ngành công nghiệp và giám sát về giá cả”, theo Los Angeles Times.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Startup đo lường khí thải tìm kiếm cơ hội kinh doanh...

0
(SGTT) - Trong những năm tới, các cơ quan quản lý chứng khoán ở châu Á sẽ triển khai quy định bắt buộc công...

Nhiều dự án giao thông lớn sẽ được xây dựng tại...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với địa phương trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự...

Đầu bếp Phạm Thị Thiên Hương: Ở bếp bánh mỗi ngày...

0
(SGTT) - Năm 12 tuổi, chị Phạm Thị Thiên Hương đã tự tay làm ra chiếc bánh ngọt đầu tiên. Cứ thế, hành trình...

Bằng lăng nở tím phố phường Hà Nội

0
(SGTT) – Tháng 5 về, khắp các con phố ở Hà Nội lại được khoác lên mình sắc tím bằng lăng. Hoa giáng hương...

Hai cây cầu được người dân Nhà Bè mong ngóng sẽ...

0
(SGTT) - Cầu Phước Long và Rạch Đỉa đang triển khai thi công theo đúng tiến độ đề ra và dự kiến hoàn thành...

Khám phá nghề làm Hẩu của người Hoa ở Bình Dương

0
(SGTT) - Hẩu được xem là linh vật của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương. Theo dòng chảy thời gian, người Hoa Phước...

Kết nối