Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024

Bao giờ thoát cảnh bì bõm sau cơn mưa?

VĂN NAM – 

Thông tin về việc xây dựng các hồ điều tiết nước đã nhen nhúm lên tia hy vọng cho những người đang phải đi lại trên những con đường lênh láng nước sau cơn mưa, nhất là những gia đình sống ngay trong vùng ngập nước. Chỉ có điều, đến thời điểm này, kế hoạch xây dựng các dự án hồ điều tiết chống ngập ở một số quận, huyện tại TPHCM vẫn dậm chân tại chỗ.

Dự án đã có

(Cơn-mưa-đầu-mùa-khiến-con-đường-Tô-Hiệu,-quận-Tân-Phú,-TPHCM-ngập-trong-nướcCơn mưa đầu mùa khiến con đường Tô Hiệu, quận Tân Phú, TPHCM ngập trong nước.  Ảnh: Thành Minh

Cơn mưa chiều ngày 30-5 vừa qua đã biến hơn 100 m đường Nguyễn Văn Quá (quận 12, TPHCM) thành “con sông” nhỏ. Mức độ ngập vẫn như năm trước, dường như chẳng đỡ hơn tí nào mặc dù tuyến đường này vừa được nâng cao độ và cải tạo vỉa hè. Cũng trong cơn mưa đó, nhiều tuyến đường khác ở các quận Tân Bình, Bình Tân và Bình Thạnh cũng chìm trong nước. Giao thông ách tắc, người dân đi lại càng thêm khó khăn khi đường ngập nước đúng vào giờ tan tầm.

Cách đây bốn năm, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, gọi tắt là trung tâm chống ngập, đã đề xuất phương án thí điểm xây hai hồ điều tiết lớn ở quận Thủ Đức và Bình Tân để điều tiết nước mưa, triều cường và làm giảm ngập úng.

Đến năm 2015, trung tâm này đã chọn được ba vị trí xây dựng hồ điều tiết chống ngập, gồm khu vực Bàu Cát (Tân Bình), Gò Dưa (Thủ Đức) và Khánh Hội (quận 4). Theo kế hoạch, hồ điều tiết Bàu Cát sẽ được xây theo dạng hồ chứa ngầm bằng bê tông cốt thép, với khả năng tiếp nhận khoảng 10.000 m3 nước, đủ khả năng chống ngập cho một khu vực rộng 20 ha. Dự kiến vốn đầu tư xây hồ này khoảng 100 tỉ đồng, lấy từ ngân sách thành phố.

Tuy nhiên, trong khi hồ Bàu Cát đang rục rịch chuẩn bị các bước đầu tư thí điểm thì mới đây UBND quận Tân Bình lên tiếng phản đối, cho rằng việc xây hồ ngầm Bàu Cát dung tích chứa đến 10.000 m3 trong khu dân cư hiện hữu là không phù hợp, rằng công viên Bàu Cát chỉ có thể cải tạo thành khu vui chơi, sinh hoạt cho người dân.

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, cho biết trước ý kiến phản đối xây hồ ngầm Bàu Cát của quận Tân Bình, UBND thành phố đã giao cho các sở, ngành rà soát rồi tham mưu cho UBND thành phố xem xét. Điều này có nghĩa, dự án hồ điều tiết ngầm đầu tiên này vẫn chưa thể khởi công.

Trong khi hồ Bàu Cát vẫn chưa biết khi nào khởi công thì hai hồ điều tiết khác cũng có tiến độ triển khai chẳng khá hơn. Hồ điều tiết Gò Dưa có quy mô 23 ha vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi để lập dự án, còn hồ Khánh Hội rộng khoảng 5 ha đang vướng giải tỏa đền bù giải phóng mặt bằng.

Còn nhớ cách đây vài năm, một số chuyên gia chống ngập từng đề xuất lấy hồ tự nhiên Sông Tân ở phường Tân Kiểng (quận 7) làm hồ điều tiết chống ngập cho khu vực phía Nam thành phố. Song cho đến nay, mọi việc mới chỉ dừng lại ở đề xuất, hồ Song Tân chưa được đưa vào danh mục các hồ điều tiết chống ngập thành phố.

[box type=”download”] Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM, trong vòng 40 năm, 1962-2001, trên địa bàn TPHCM xuất hiện chín trận mưa kéo dài trong ba giờ, với lượng nước trên 100 mm. Riêng trong 10 năm trở lại đây, đã xuất hiện 30 trận mưa với lượng nước tương tự. Đặc biệt, trong hai năm 2013-2014 có ba trận mưa chỉ trong 60 phút đã đạt vũ lượng 100-120 mm.[/box]

Nhưng chưa triển khai

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, tiến sĩ Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chương trình chống ngập TPHCM, cho biết khác với chức năng của hệ thống cống tải nước của những trận mưa bình thường, hồ điều tiết ngầm có chức năng trữ nước khi thời tiết cực đoan, với những trận mưa lớn vượt mức 100 mm. Theo ông Phi, để giảm ngập, thành phố cần xây khoảng 30 hồ điều tiết lớn và gần 100 hồ điều tiết nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư. Hệ thống hồ này có nhiệm vụ trữ hàng chục triệu mét khối nước mưa.

Tuy nhiên, hơn ba năm qua, chưa có dự án nào được triển khai, mà một trong những nguyên nhân là vướng đền bù giải phóng mặt bằng. “Kế hoạch đã có, nhưng thực hiện được chắc còn phải đợi lâu lắm, cả chục năm nữa thành phố mới có hệ thống hồ điều tiết hoàn chỉnh”, ông Phi nói khi nhìn vào tiến độ các dự án hồ điều tiết chống ngập hiện nay.

Theo một chuyên gia chống ngập úng, nhiều vị trí đề xuất xây hồ điều tiết ngầm hiện nay là những khu “đất vàng”, nên đa phần các quận, huyện không chấp nhận. Bởi lẽ, khi xây hồ ngầm thì diện tích đất bên trên không phát triển được công trình lớn, tòa nhà cao tầng được.

Song nhiều chuyên gia cho rằng, xây hồ điều tiết là công trình chống ngập, mang tính dài hạn, mang tính tiên liệu tình trạng ngập nặng nề trước những trận mưa lớn trong tương lai, đặc biệt là những vùng trũng nhận nước mưa. Do vậy, thành phố cần có những hồ quy mô lớn để điều tiết nước. Các chuyên gia chống ngập cho rằng, chừng nào các sở ngành, quận huyện thành phố quyết liệt hơn trong hành động thì may ra tiến độ xây dựng các dự án hồ điều tiết chống ngập mới nhanh lên được.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chi tiết giá vé các chương trình tại Festival nghệ thuật...

0
Giá vé các chương trình nghệ thuật, ẩm thực cung đình tại tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 dao động từ...

Bữa sáng Sài Gòn: Nhất vị món bún riêu anh Thái...

0
(SGTT) - Chọn phần nước dùng món bún riêu hầm từ giò heo và chả viên tôm, tiệm bún riêu anh Thái là điểm...

Bao giờ đường Tân Kỳ Tân Quý hoàn thành?

0
(SGTT) - Sau hơn 1 năm thi công, dự án mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TPHCM) đã đạt 50%...

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Tour nước ngoài ‘thắng thế’ trong mùa du lịch hè

0
(SGTT) – Đã bước vào mùa du lịch hè, tuy nhiên, vé máy bay nội địa vẫn còn cao, ảnh hưởng ít nhiều đến...

Dự án chống ngập 10.000 tỉ của TPHCM vẫn ‘bất động’...

0
(SGTT) - Không chỉ ngập do mưa, nhiều con đường ở TPHCM còn ngập kép do ảnh hưởng của triều cường dâng cao. Trong...

Kết nối