Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024

Những cổ vật chờ giải mã

HÀ ĐÌNH NGUYÊN –

Ngay tại TPHCM có một kho cổ vật cá nhân thuộc nền văn hóa Óc Eo, trong đó có nhiều cổ vật độc bản và kỳ bí cần được giới nghiên cứu giải mã.  

Chủ nhân bộ sưu tập cổ vật này là một đôi vợ chồng trẻ, qua lời giới thiệu của bạn bè, người viết đã được mời đến tư gia của họ ở quận Bình Thạnh để chiêm ngưỡng những cổ vật độc đáo này. Chủ nhân cho biết bộ sưu tập của anh có đến hơn 1.000 hiện vật được anh chia thành từng nhóm (khoảng 400 nhóm): vũ khí, Linga-Yoni, mặt nạ, tượng gỗ, tôn giáo, trang sức, bình vò gốm, ấn triện đá, hiện vật bằng da thuộc, phù điêu, linh vật…

Bộ sách tranh viết chữ Phạn bằng da dê

Bia chữ cổ bằng đáBia chữ cổ bằng đá.

Bộ sách này gồm một bức tranh bằng da dê (46 x 51 cm) vẽ hình Đức Phật ngồi trên tòa sen, phía dưới có hai người ngồi, gần đầu hai người này có khắc những ký tự. Ngoài bức tranh này còn có hai cuốn sách cũng bằng da dê, mỗi cuốn có 13 “tờ” được xâu lỗ, xỏ dây cột lại (sách nằm ngang, khổ 17 x 26 cm). Bìa cuốn thứ nhất vẽ người (đạo sĩ Bà la môn) trong tư thế ngồi tay cầm gươm, có một con rắn quấn trên cổ, đầu rắn trườn ra khỏi chân người. Bìa sách thứ hai vẽ người cưỡi voi, tay cầm gậy (hoặc giáo). Các trang bên trong hai cuốn sách đều viết chữ Phạn và trang trí các hình vẽ đầu voi, chim công, đầu rắn, đầu rồng, bàn tay người, nữ thần, hoa, sen, hoa lá… Điều đáng chú ý là ở những tranh vẽ, không biết người xưa đã sử dụng loại màu (sơn) gì mà trải qua bao biến thiên, cái màu gốc trên các hình vẽ vẫn chưa phai nhạt. Về nội dung có thể đây là bộ kinh Phật nhưng có người nói đó là những chỉ dẫn về một khu vực bí mật nằm ở núi Cấm (An Giang).

Cổ vật bằng đáCổ vật bằng đá.

Ngoài ra có một bia đá (khổ 36 x 80 cm) khắc chữ cổ rất rõ nét nhưng có vẻ không phải là chữ Phạn, có người cho rằng đây là chữ Trung Hoa cổ… Tất cả các hiện vật (có chữ) này rất đáng được giải mã.

Những tượng gỗ khủng

Điều đáng chú ý ở bộ sưu tập này là có đến sáu pho tượng bằng gỗ cao lớn hơn người thật (1,94-2,44 m). Nổi bật là bức tượng thần Ganessa (theo truyền thuyết Ấn Độ giáo, thần Ganessa là con của thần Shiva và nữ thần Parvati) mình người đầu voi, có 4 cánh tay và 3 con mắt. Tượng này bằng gỗ sao, cao 1,97 m được cánh thợ lặn trục vớt lên từ đáy sông Cửu Long, do vậy tượng bị hà ăn nhiều chỗ, nhất là bệ gỗ ở bàn chân trái.

Đẹp nhất là tượng “hải thần” (đầu người, đuôi cá) bằng gỗ sao, cao 1,94 m. Tượng có khuôn ngực đầy đặn của nữ giới, tóc búi ba tầng, dái tai dài tới vai (như tai Phật). Tay phải co lên ngang vai, trong tay cầm một vật đầu tròn, có cán dài (như hình cái khui nắp chai), có người cho rằng đó là một sinh thực khí của phái nam. Tay trái xuôi theo mình, cũng có cầm một vật (chưa định hình).

Ngoài ra còn có bốn tượng Phật cao trên 2 m. Trong đó có hai tượng bằng gỗ sao còn nguyên vẹn. Riêng tượng Phật cao nhất (2,44 m) bằng gỗ mù u nên đã mục, gỗ xốp nhẹ, phần chân tượng (chân Phật và bệ đỡ) đã gãy rời (phần này vẫn được lưu giữ bên cạnh tượng). Thật tiếc bởi đây là một trong những tượng Phật đẹp.

Những linh vật Linga-Yoni độc đáo

Linga 3 mặt người đặt trên Yoni bằng đáLinga ba mặt người đặt trên Yoni bằng đá.

Độc đáo nhất là bộ Linga-Yoni bằng đá đen nặng tổng cộng 31 kg. Linga (nặng 21 kg) gồm hai phần, phần trên ở giữa rãnh có khắc hình nữ thần (từ ngực trở lên), đầu đội vương miện, miệng cười. Phần dưới là ba mặt nam thần rất đẹp (1 cổ, 3 mặt). Phần cổ đặt vừa lọt, khít khao với một lỗ tròn chính giữa tâm Yoni (Liga và Yoni là 2 bộ phận rời, có thể gắn chung hoặc tách riêng). Yoni (nặng 10 kg), cũng rất độc đáo bởi có hình tròn trên một bệ đỡ hình hoa sen (thường thì Yoni có hình vuông và một khe rãnh thừa ra ngoài). Yoni có hai vòng tròn đồng tâm, gờ viền vòng tròn nổi. Ở vòng tròn phía trong (lỗ tròn là tâm) có khắc chữ quanh vòng tròn (cũng cần giới chuyên môn giải mã).

Linga bằng thủy tinhLinga bằng thủy tinh.

Ngoài ra còn có bộ Linga-Yoni chạm mặt thần voi (Ganessa). Nhiều bộ Linga-Yoni bằng thủy tinh (trắng, xanh ngọc bích, đen…) lung linh rất đẹp. Chủ nhân nói rằng nếu đem chúng ra lấy giấy nhám chà (cho hết những tạp chất bám vào) thì ánh sáng sẽ xuyên thấu, càng đẹp hơn nhưng anh muốn để vậy, vì nó là… đồ cổ.

Những hiện vật bằng chì

Những hiện vật bằng chì hiếm khi xuất hiện trong danh mục đồ cổ, nhưng ở bộ sưu tập này có đến bốn hiện vật. Đó là hai bản khắc và hai phù điêu tượng thần Vishnu. Hai bản khắc khá lớn (bản nhỏ khổ 33 x 50 cm; bản lớn 42 x 65 cm). Một bản khắc hình nữ thần đang uốn người (múa) trên một chiếc thuyền, dưới thuyền có mái chèo và những chân sóng. Bản kia khắc hình 2 vị thần, một vị cầm cây cung còn vị kia cầm khúc cây, trên đầu cây có lá. Hai phù điêu đắp nổi hình thần Vishnu (thần 4 tay) có kích cỡ 5 x 41 x 90 cm, trong đó một phù điêu đã bị gãy phần chân bệ. Những hiện vật bằng chì nói chung rất nặng, chủ nhân khuyên đừng nên tiếp xúc trực tiếp với chúng, có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, còn có nhiều cổ vật là vũ khí. Một cây kiếm sắt (kiếm Tây Sơn tìm được dưới sông Rạch Gầm-Xoài Mút) và một cây kiếm chế tác từ đá núi lửa, còn lại đều được chế tác bằng đá phấn ngọc, có những đường vân rất đẹp. Đó là những gươm, trường kiếm, đoản kiếm, đao, búa rìu… Đặc biệt có 2 cây cung và 3 mũi tên có chất hút nam châm và 2 mão đội đầu bằng đá rất đẹp và lạ.

Vũ khí cung tên bằng đáVũ khí cung tên bằng đá.

Trong bộ sưu tập này còn nhiều hiện vật độc đáo nữa, như hai con lân bằng đá rất tinh xảo, con lớn nặng 15 kg, con nhỏ nặng 5 kg hoặc chiếc đầu lâu bằng đá… Tất cả chúng đang chờ giới chuyên môn giải mã.

Trang Phật bằng đáTranh Phật bằng đá.

Sọ người bằng đáSọ người bằng đá.

Mặt nạ vua Phù NamMặt nạ vua Phù Nam.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Đổi vị với món ốc của dì...

0
(SGTT) - Ngoài các món phở, hủ tiếu, bánh canh... thực khách hãy thử đổi vị bữa sáng bằng một chầu ốc gồm nhiều...

Gợi ý 4 kiểu trang điểm nhẹ nhàng đi chơi cuối...

0
(SGTT) - Cuối tuần là dịp mà nhiều cô nàng dành thời gian cho những cuộc hẹn hay xuống phố dạo chơi. Một chút...

Nhiều người ngại sinh con: ‘báo động đỏ’ cho nguồn cung...

0
(SGTT) - Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại...

Ghé ‘xứ Tiên’ thăm làng cổ Lộc Yên

0
(SGTT) - Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, gây ấn tượng với du khách bởi những...

Trưa cuối tuần thử lẩu vịt om măng

0
(SGTT) – Với vị chua thanh đặc trưng từ măng, hòa quyện cùng vị ngọt thịt vịt, lẩu vịt om măng hứa hẹn mang...

Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng...

0
(SGTT) – Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được “điểm xuyết” bởi những thửa ruộng bậc thang...

Kết nối