Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024

Nếu ngành nông nghiệp thiếu ong mật?

KIM BA –   

Liệu ngành nông nghiệp có thể tồn tại mà không có ong mật? Những nhà nông ở California (Mỹ) đang cố thử điều này.

bee-hiveLoài hạnh Independence đang là giống cây bán chạy nhất. Nhưng người nông dân vẫn rất cần đến ong mật.

Cứ đến tháng 2, những chiếc xe bán tải chứa đầy thùng ong lại hướng đến những vườn cây hạnh ở California để hàng tỉ con ong được mướn để thụ phấn cho hoa. Cũng có khoảng hơn nửa triệu con ong trong vùng cùng làm công việc này.

Nhưng lượng ong mật hiện nay đang trên đà giảm hơn so với trước, và các nhà nông tại California lại trồng nhiều cây hạnh hơn, nên chi phí thuê ong thụ phấn cao hơn. Vì vậy có nhiều nông dân đang chuyển sang trồng giống cây hạnh có thể tự thụ phấn mà không cần đến ong. Đó là giống cây hạnh Independence. Về mặt kỹ thuật, loại cây này không cần đến ong. Giống này lai giữa vài loại đào khác nhau và có thể tự thụ phấn.

Ong lấy mật được nuôi và trong tự nhiên tại California vẫn phải chống chọi lại các loại bệnh tật, thuốc trừ sâu và nhiều áp lực môi trường khác. Tổ chức về đa dạng sinh học IPBES cảnh báo có đến 40% loài động vật thụ phấn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy, nếu động vật chuyên đi thụ phấn bị giảm cũng sẽ kéo theo các loài thực vật sinh sôi nhờ thụ phấn cũng giảm.

Trong 115 cây lương thực phổ biến nhất trên thế giới, có đến 87 loại cây cần nhờ đến quá trình thụ phấn. Thậm chí, kể cả những loài cây không cần thụ phấn như cây lúa, mía đường cũng có xu hướng bị giảm chất dinh dưỡng, nhất là các chất quan trọng như vitamin A, nếu ong mật không còn thụ phấn cho mùa màng.

Ngay cả cây hạnh Independence, mặc dù không cần ong mật nhưng thực tế giống cây này sẽ cho nhiều trái hơn nếu được ong thụ phấn, mà theo một số chuyên gia là năng suất cao hơn từ 30% đến 40%. Hầu hết nông dân tại California bố trí một tổ ong cho mỗi mẫu Anh (0,4 ha) cây Independence, so với hai tổ ong cho mỗi mẫu Anh. Đồng thời, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo với loại cây Independence, rủi ro của tác động biến đổi khí hậu sẽ cao hơn so với cây trồng thông thường từ mùa vụ này sang mùa vụ khác. Hiện tại, hầu hết nông dân ở California không trồng cây hạnh Independence hàng loạt mà chỉ trồng một phần diện tích vườn, cùng với nhiều loại cây khác.

Cho dù người nông dân muốn những loại cây tự thụ phấn thì họ vẫn đủ cảnh giác về rủi ro của các loại giống mới và họ vẫn luôn cần đến ong mật. Người nông dân ở Califonia cũng đang muốn tạo ra một “môi trường làm việc lành mạnh” cho ong mật, nghĩa là họ sẽ phân bổ lại thời gian bón phân và xịt thuốc trừ sâu khi ong đang thụ phấn cho hoa.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm kiếm và nghiên cứu những loại giống cây trồng mới để thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Họ vẫn theo hai hướng đi chính, một là cây ghép các giống cây lại với nhau theo cách truyền thống, hai là sử dụng các phương pháp chỉnh sửa gen tiên tiến, mà gần đây nhất là cây óc chó.

Nhưng cho dù các nhà khoa học có đưa ra được những giống cây không cần đến ong mật thì theo tờ Fast Company, đó không nên là mục tiêu cuối cùng để nghiên cứu giống. Bởi vì không chỉ cây hạnh cần ong mật, mà ong mật cũng cần cây hạnh. Các con ong mật “thương mại” có cuộc sống như dân du mục, nay đây mai đó, đi từ những khu vườn hạnh đến vườn táo, vườn rau. Những chiếc xe chở ong không chỉ đến California để thụ phấn cho cây hạnh, chúng đến California cũng vì đây là nguồn phấn hoa tốt nhất để làm tổ ong. Đối với những người nuôi ong, California là nơi cực kỳ quan trọng đối với họ để tạo tổ ong, là tiền đề để giúp những chú ong này có đủ “sức khỏe” đi những nơi khác thụ phấn.

Do vậy, những vườn cây tự thụ phấn vẫn còn là mục tiêu xa vời đối với các nhà nông và nhà nghiên cứu nông lâm, mà điều tốt nhất vẫn là bảo vệ ong mật, nguồn thụ phấn hiện thời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Giao rùa biển quý hiếm từ thông tin của báo SGTT...

0
(SGTT) - Ngày 19-5, Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan này vừa tiếp nhận và bàn giao 1 cá...

Thăm bảo tàng động thực vật ở Thảo Cầm Viên

0
(SGTT) – Bảo tàng động thực vật là điểm đến được nhiều du khách ghé thăm khi đến Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM)....

Mời đăng ký tham dự Giao lưu đầu bếp chủ đề...

0
(SGTT) – Giao lưu đầu bếp là chương trình chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm món ăn theo các phong cách ẩm...

Thăm hang Pác Bó, ngắm suối Lê Nin

0
(SGTT) - Không chỉ là địa điểm để ngắm cảnh, thư giãn, mà hang Pác Bó, suối Lê Nin còn gợi nhắc cho du...

Dấu xưa – Hồn phố: Dạo quanh ‘chợ Thủ Đô’ giữa...

0
(SGTT) - Nằm trên địa bàn quận 5, chợ Phùng Hưng là một trong những ngôi chợ lâu đời, sầm uất tại khu vực...

Mâm tiệc vùng miền có gỏi, bánh khọt, nem nướng và...

0
(SGTT) – Một trưa cuối tuần lại đến, Trưa nay ăn gì chọn giới thiệu một mâm tiệc với những món ăn dân dã,...

Kết nối