Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Chỉnh sửa gen phôi thai vẫn còn nhiều tranh cãi

HOÀNG ANH –

Là một trong những bước tiến đầy hứa hẹn và thú vị trong lịch sử y học nhưng nhiều khả năng Mỹ sẽ bị vượt mặt nếu Quốc hội nước này không nhanh chóng gỡ bỏ lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phôi thai con người.

Gen-phoi-thai-nguoiChỉnh sửa gen phôi thai người có thể giúp em bé không gặp những chứng bệnh do di truyền, nhưng Mỹ lại e ngại hơn một số quốc gia khác như Anh và Trung Quốc.

Theo trang tin Bloomberg, chính phủ vài nước đang lần lượt có những động thái hưởng ứng cuộc cách mạng công nghệ di truyền. Trong khi Anh Quốc cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng Crispr – Cas9, là kỹ thuật cắt gen tân tiến để khám phá sự hình thành và phát triển của phôi thai người thì Trung Quốc, với công cụ tương tự lại tìm hiểu xem liệu có thể chữa bệnh beta-thalassemia (chứng thiếu máu vùng biển) bằng cách sửa đổi gen hay không.

Ở Mỹ, các công trình nghiên cứu như vậy chỉ được cho phép khi mọi sự đầu tư và gây quỹ đều diễn ra trong vòng bí mật. Không chỉ giới hạn trong phạm vi của Quốc hội Mỹ mà ngay đến Viện Y tế quốc gia Mỹ (National Institutes of Health) cũng từ chối tài trợ cho những nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen trên phôi người.

Lệnh cấm này nhiều khả năng sẽ dẫn đến trường hợp nếu một ngày công nghệ chỉnh sửa gen hoàn thiện đến mức có thể đưa vào áp dụng lâm sàng nhằm ngăn ngừa các chứng bệnh nan y ngay từ trong phôi thai thì Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ không thể cấp giấy phép, còn Quốc hội nước này sẽ cân nhắc lại ít nhiều trước viễn cảnh chẳng mấy vui vẻ.

FDA đã khuyến cáo các nhà khoa học được quyền theo đuổi liệu pháp thay thế ty thể (MRT – mitochondrial replacement therapy). Đó là một loại công nghệ gen di truyền mới ở giai đoạn thí nghiệm, có tiềm năng ngăn ngừa chứng suy nhược hay bệnh ty lạp thể di truyền (mitochondrial disease) với những phôi thai có DNA cấu thành từ DNA của hai phụ nữ và một người nam (three-parent embryos, phổ biến trong việc mang thai hộ), thông qua sự trao đổi DNA của ty thể bị nhiễm bệnh trong phôi thai với DNA của “mẹ”, là một người hiến tặng khỏe mạnh.

Thế nhưng, nếu cấp phép cho công nghệ MRT sau khi thử nghiệm thành công, FDA sẽ vấp phải sự phản đối từ Quốc hội Mỹ khi sử dụng ngân sách quốc gia cho các mục đích biến đổi gen di truyền trên phôi thai một cách cố ý. Xa hơn sẽ là những mối quan ngại về đạo đức và xã hội vì cơ chế hoạt động của nó kéo theo sự thay đổi gen di truyền gốc của phôi thai từ việc biến đổi các DNA mang mầm bệnh trong đó.

Cũng theo Bloomberg, giải pháp cho tình huống này là nên giám sát và chỉ dẫn hơn là ngăn cấm. Đối tượng tham gia thử nghiệm cần được cung cấp đầy đủ thông tin. Chiến lược trên đã được FDA khuyến cáo và đang được thực hiện tại Anh Quốc khi quốc hội nước này đồng ý cho phép giới khoa học trong nước tiến hành nghiên cứu công nghệ MRT.

Tóm lại, bất kỳ khả năng nào có tác dụng làm giảm đau đớn bệnh tật cho con người cũng đều cần được khuyến khích và hỗ trợ, dù phải cực kỳ cẩn trọng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Mua bán 5 trứng rùa biển, phạt 24 tháng tù và...

0
(SGTT) - Tòa án Nhân dân huyện Côn Đảo vừa xét xử 2 đối tượng mua trứng rùa biển, một đối tượng cung cấp...

Sáng kiến Điểm đến An toàn cùng doanh nghiệp phát triển...

0
(SGTT) - Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành, chương trình đang cùng...

Các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ thể thao

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ các môn thể thao đang ngày càng thịnh...

Kết nối