Thứ Ba, Tháng Năm 21, 2024

Đâu là vật liệu đen nhất?

KIM BA –

Tuần vừa qua, một điều thú vị đã diễn ra sau khi tờ The Daily Mail đăng tải một tin, nói rằng nhà điêu khắc nổi tiếng Sir Anish Kapoor (người thiết kế kiến trúc ArcelorMittal Orbit cao 114,5 m cho Olympics 2012 tại Anh Quốc) vừa được cấp quyền đặc biệt để sử dụng một chất liệu có tên gọi là Vantablack, còn được biết đến là chất liệu đen nhất cho đến nay mà con người tạo ra được. Hoạ sĩ người Anh Christian Furr không mấy vui khi nghe tin này: “Đáng lẽ ai trong chúng ta đều có thể sử dụng nó, nó không phải chỉ thuộc về một người”.

vantablackVật liệu Vantablack được cho là đen nhất mà con người có thể tạo ra được cho đến nay.

Vậy thứ chất liệu đó là gì? Và chính xác là ai mới có quyền cấp phép cho thứ “màu” đó? Có vẻ như câu truyện xoay quanh loại vật chất này rất thú vị, vì nó liên quan đến việc Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) tìm kiếm các hệ hành tinh và thậm chí liên quan đến vài công trình về sức khỏe chưa được chứng thực.

Cuộc đua tạo ra màu đen “đen nhất” đã có từ nhiều thập kỷ nay. Cuộc đua này lớn dần lên khi NASA sử dụng những kính viễn vọng và các cảm biến hình ảnh để phát hiện ánh sáng từ những vật cách rất xa trái đất. Nhưng vì hệ mặt trời quá chói nên các nhà khoa học muốn tìm ra được cách nào ổn định để chặn mọi ánh sáng nhiễu khi nhìn vào không gian vô tận của vũ trụ. Thậm chí trong không gian sâu ấy, ánh sáng từ các vì sao và những hành tinh khác cũng có thể phản chiếu cả những mẫu kim loại trên tàu không gian, gây nhiễu.

Giải pháp rõ ràng nhất cho vấn đề này là sơn đen mọi thứ. Nhưng trong một khoảng không vô trọng lực, áp lực cao thì không dùng sơn thông thường được. Năm 2011, NASA đã phát triển một loại sơn đen siêu bền, phủ lớp cacbon nanotube có thể hấp thụ mọi loại ánh sáng và chống chọi được điều kiện khắc nghiệt bên ngoài vũ trụ.

Liền năm sau đó, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh Quốc và Công ty Surrey Nanosystems cũng phát triển ra được một loại sơn tương tự. Loại sơn này cũng hướng đến dùng cho vệ tinh, có thể hấp thụ nhiều sóng hồng ngoại và ánh sáng khác nhau có thể ảnh hưởng đến các hệ thống quang học rất nhạy của vệ tinh. Và giống như loại vật liệu của NASA, chất liệu này cũng vô cùng đậm đặc, sử dụng cacbon nanotube, có khả năng hấp thụ 99,6% ánh sáng.
Trên thực tế, cả hai loại vật liệu trên quá “đen” đối với con người, và về lý thuyết thì chúng ta không thể “thấy” được chúng, mà đơn giản mắt người chỉ thấy một khoảng trống màu đen tuyền. Đến nay, có nhiều ứng dụng “trên mặt đất” sử dụng hai chất liệu này, và chúng được đặt tên là Vantablack (“Vanta” viết tắt từ Vertically Aligned Carbon NanoTube Array). Ngoài sử dụng cho ngành công nghiệp không gian, Vantablack còn dùng trong nghệ thuật, tiếp thị cho đến các ứng dụng quân đội.

Năm ngoái, ông Kapoor cho CTO của Nanosystems, Ben Jensen, biết rằng ông rất ấn tượng với loại chất liệu này. Phiên bản Vantablack mà ông vừa được cấp phép sử dụng thực chất là phiên bản thứ hai, được điều chỉnh để dễ sơn hơn (có thể xịt hoặc sơn dạng điện từ trường), và hiệu quả cũng giống như bản gốc.

Kapoor sẽ làm gì với Vantablack? Chưa ai biết được nhưng năm ngoái, Kapoor đã gợi ý trên một diễn đàn nghệ thuật rằng: “Đó là một thứ hữu hình nhưng bạn không nhìn thấy được và tôi nghĩ kiến trúc ấy sẽ rất độc đáo. Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng mà bạn không có cảm giác bốn bức tường chung quanh, nhưng thật ra bức tường vẫn có. Đó không phải là căn phòng tối om, trống rỗng nhưng là một không gian được bóng tối lấp đầy”.

Surrey Nanosystems chỉ cấp phép cho Kapoor sử dụng Vantablack chỉ cho mục đích nghệ thuật, và chỉ áp dụng tại Anh Quốc, vì loại vật liệu này vẫn chưa được phép xuất khẩu ra ngoài Anh Quốc. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa rõ giấy phép này có áp dụng vô thời hạn hay có thời hạn, và Kapoor có quyền sang nhượng lại cho nghệ sĩ khác hay không.
Tờ Fast Company theo dõi sát sao loại vật liệu này, cho rằng ngoài việc giá cả để sử dụng Vantablack là cực kỳ đắt đỏ thì liệu chất liệu cacbon nanotube có an toàn hay không, vì đã có trường hợp chất liệu này gây ung thư ở chuột. Surrey cho biết họ đang hợp tác với vài đối tác ở châu Âu để nghiên cứu về tính an toàn của các chất liệu nano.

Tóm lại, cho dù Kapoor có đặc quyền sử dụng chất liệu này đi nữa thì có vẻ như giới nghệ sĩ nói chung vẫn chưa để tâm nhiều đến Vantablack. Dù vậy, sẽ thật thú vị khi thấy một công nghệ có gốc được phát triển cho các hệ thống quang học tiên tiến lại đi vào thế giới nghệ thuật không mấy liên quan.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những ai cần hạn chế ăn bún?

0
(SGTT) - Bún tươi là thực phẩm quen thuộc của nhiều người. Từ bún, mọi người có thể chế biến đa dạng các món...

Vẻ trầm mặc của lăng Nguyễn Hữu Hào – thân phụ...

0
(SGTT) – Nằm ẩn mình trên một ngọn đồi ở thành phố Đà Lạt, khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào mang vẻ trầm mặc,...

The Vietage by Anantara khai thác thêm 1 toa tàu hạng...

0
Ngày 15-5-2024, The Vietage by Anantara đưa vào khai thác hành trình khứ hồi hằng ngày giữa Nha Trang và Quy Nhơn bằng toa...

Chốn Riêng Café – đi cà phê để tự pha thức...

0
(SGTT) - Không chỉ sở hữu không gian hoài cổ với gam màu ấm cúng, Chốn Riêng Café còn tạo nên sự thích thú...

Chic style – phong cách thời trang sang trọng của những...

0
(SGTT) - Theo ý nghĩa trong tiếng Pháp, “chic” là thông minh và thanh lịch. Một cô nàng theo đuổi chic style thường sử...

Xu hướng cửa hàng truyền thống trở thành trung tâm xử...

0
(SGTT) - Các nhà bán lẻ của Mỹ ngày càng dựa vào cửa hàng truyền thống của họ để xử lý các đơn hàng...

Kết nối