Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Bến xe miền Đông mới chính thức hoạt động

Ngày 10-10, bến xe miền Đông mới  ở quận 9 chính thức đi vào hoạt động để chuẩn bị di dời bến xe miền Đông cũ ở quận Bình Thạnh.

Bến xe miền Đông mới gồm bốn khu, trong đó khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ với tòa nhà cao nhất 26 tầng có diện tích hơn 122.000 mét vuông; khu B là trạm xe buýt; khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa; và khu D là khu thương mại dịch vụ. Tổng vốn đầu tư của bến xe này là 4.000 tỉ đồng. Trong giai đoạn 1, mới chỉ xây dựng hạng mục nhà ga và bến bãi với mức đầu tư khoảng 740 tỉ đồng.

Từ ngày 10-10, bến xe mới chỉ khai thác giai đoạn 1, gồm hạng mục nhà ga trung tâm (6 cổng vào), khu vực đậu xe chờ tài, khu vực đón – trả khách và trạm xử lý kỹ thuật.

Từ 10-10, sẽ đưa vào hoạt động 24 tuyến đi 16 tỉnh từ Quảng Trị trở ra phía Bắc. Giai đoạn tiếp theo, bến xe miền Đông mới mở cửa cho 85 tuyến vận tải hành khách cố định từ Thừa Thiên – Huế trở vào.

Để người dân quen dần với việc đi lại ở bến xe mới, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 10-10, các đơn vị vận tải tạm thời được tiếp tục lưu đậu và đón trả khách tại bến xe Miền Đông cũ, sau đó sẽ di chuyển đến bến xe mới để hoàn tất các thủ tục xuất bến theo quy định.

Tại Bến xe Miền Đông cũ vẫn tổ chức bán vé cho các tuyến đường có đầu bến tại bến xe miền Đông mới. Các doanh nghiệp vận tải cần xây dựng phương án trung chuyển phù hợp, trên cơ sở kết hợp với các loại phương tiện vận chuyển khách như xe trung chuyển, xe buýt, taxi, xe 02 bánh…

Đối với các  doanh nghiệp vận tải chưa chuyển ra bến xe miền Đông mới nhưng có tuyến đường mà hành trình bắt đầu từ bến xe miền Đông cũ đi ngang qua bến xe miền Đông mới thì được đón khách trung chuyển tại bến xe miền Đông mới.

Nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi lại giữa 2 bến xe, TPHCM cũng bố trí các tuyến xe buýt kết nối giữa bến xe miền Đông mới và cũ.

Khi bến xe miền Đông mới đi vào hoạt động, các xe khách đi theo lộ trình quốc lộ 1- bến xe miền Đông mới – quốc lộ 1 (đi theo hướng cầu Đồng Nai) và ngược lại.

Nếu đi đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây thì đi theo lộ trình: bến xe miền Đông mới – Hoàng Hữu Nam – D400 – quốc lộ 1 – điểm quay đầu xe trước nghĩa trang liệt sĩ TPHCM – quốc lộ 1 – xa lộ Hà Nội – đường D1 Khu công nghệ cao – đường D2 Khu công nghệ cao – cầu Phú Hữu – vành đai 2 (Võ Chí Công) – vòng xoay Phú Hữu – cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Bến xe miền Đông mới được khởi công vào tháng 4-2017.

Dự án có tổng diện tích khoảng 16 héc ta, trong đó phần diện tích thuộc quận 9 TPHCM là 12 héc ta, phần còn lại thuộc địa bàn huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Sau khi hoàn thành, bến xe miền Đông mới sẽ kết nối với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và các tuyến xe buýt. Từ đây, hành khách có thể lựa chọn xe buýt hoặc metro để vào trung tâm thành phố hoặc về các quận, huyện.

Anh Quân – Thành Hoa

Theo TBKTSG Online

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người trẻ ‘biến hình’ cho những dòng kênh đen

5
(SGTT) - Đắm mình vào những dòng nước đen kịt, đầy rác rưởi hôi thối ở TPHCM, những bạn trẻ trong nhóm Sài Gòn...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Bữa sáng Sài Gòn: Đổi vị với món ốc của dì...

0
(SGTT) - Ngoài các món phở, hủ tiếu, bánh canh... thực khách hãy thử đổi vị bữa sáng bằng một chầu ốc gồm nhiều...

Nhiều người ngại sinh con: ‘báo động đỏ’ cho nguồn cung...

0
(SGTT) - Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối