Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024

Xuất khẩu tôm trông đợi thị trường gần nhà

Ngọc Hùng – 

Nếu như những năm trước, xuất khẩu tôm của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào những thị trường xa như Mỹ thì nay đã dịch chuyển dần sang thị trường gần hơn, cụ thể là châu Á. Đây cũng là thị trường được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, ít nhất trong nửa cuối năm nay đối với mặt hàng tôm.

Xuất khẩu vào Mỹ ngày một khó hơn

IMG_9026Theo VASEP, giá trị xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm nay chỉ giảm ở thị trường Mỹ, còn những thị trường khác vẫn tăng trưởng. Trong ảnh, công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến tôm. Ảnh: Thuận Hải

Vào đầu tháng 5 năm nay, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã thông qua việc áp thuế chống bán phá giá thêm năm năm đối với sản phẩm tôm từ các quốc gia có xuất khẩu thủy sản vào Mỹ như Ấn Độ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.

Đến cuối tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng có một quyết định khác là nâng thuế chống bán phá giá tôm trong giai đoạn từ 1-2-2013 đến 31-1-2014 từ 1,16% lên 1,42%, cho đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9).

Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), cho biết việc DOC đều chỉnh lại thuế chống bán phá giá là do có sự khiếu nại từ các nhà đánh bắt và chế biến tôm tại Mỹ. Những nguyên đơn này cho rằng DOC chọn Bangladesh để làm cơ sở tính giá thành cho tôm Việt Nam là chưa phù hợp. Trước khiếu nại đó, DOC đã chọn Ấn Độ để thay thế cho Bangladesh, dẫn đến thuế được điều chỉnh theo hướng tăng lên.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), DOC nâng thuế đối với mặt hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam làm giá bán tôm của Việt Nam tại thị trường Mỹ buộc phải tăng lên và khiến xuất khẩu sang đây khó khăn hơn. Đây là một cách gián tiếp hỗ trợ cho ngành nuôi trồng, đánh bắt tôm nội địa của Mỹ. Công ty của ông Lĩnh là một trong những công ty có nhiều năm xuất khẩu các sản phẩm tôm sang Mỹ.

VASEP cho biết, xuất khẩu tôm qua Mỹ có dấu hiệu phục hồi trong 3 quí đầu tiên của năm 2016 nhưng qua quí 4-2016 bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Bước qua năm 2017, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm liên tiếp. Vì thế, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm vào Mỹ chỉ đạt hơn 276 triệu đô la, giảm 7,5% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng thị trường châu Á

Số liệu của VASEP cũng cho thấy, giá trị xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm nay chỉ giảm ở thị trường Mỹ, còn những thị trường khác vẫn tăng trưởng, thậm chí có thị trường có giá trị tăng trưởng trên hai con số.

Cụ thể, Nhật Bản trở thành thị trường có giá trị xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo EU, thứ ba là Trung Quốc. Còn Mỹ, từ vị trí thứ nhất trong những năm trước nay xuống vị trí thứ tư. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm, Mỹ không nằm trong ba thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.

Dù thị trường Mỹ có sụt giảm nhưng nhờ tiêu thụ tốt ở thị trường châu Á nên nhìn tổng thể giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay đạt 1,6 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo ông Hòe, trong nhiều năm qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam trong các mặt hàng thủy sản, trong đó có mặt hàng tôm. Nhưng thị trường này luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là thuế chống bán phá giá, cùng với những rào cản kỹ thuật mà cơ quan chức năng của Mỹ muốn áp dụng để bảo vệ sản xuất thủy sản nội địa.

Về phía doanh nghiệp, ông Lĩnh ở Công ty Thuận Phước cho rằng, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần tìm cách mở rộng thị phần ở những thị trường khác.

Cụ thể, những thị trường như EU hay Nhật Bản vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng. Ngoài ra, các nước khác trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang có nhu cầu tiêu thụ mạnh các mặt hàng thủy sản, trong đó có con tôm.

Trong một báo cáo gửi cho các thành viên hiệp hội, VASEP cho biết giai đoạn nửa cuối năm nay xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ sẽ tiếp tục gặp khó khăn, nhưng nhìn tổng thể các thị trường thì xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng, trong đó, đáng chú ý là thị trường châu Á.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Mới lạ món salad nấm hoàng kim...

0
(SGTT) – Vào mỗi thứ Ba, Trưa nay ăn gì thường gợi ý các món ăn lành mạnh theo kiểu chế biến salad. Hôm...

Ga tàu Kadohara, điểm ngắm hoa anh đào ít người biết...

0
(SGTT) - Nằm sâu trong vùng núi thuộc tỉnh Fukui (Nhật Bản), ga tàu Kadohara là điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhưng ít...

Tạp hóa truyền thống được ‘nâng cấp’ lên mô hình hiện...

0
(SGTT) - Giờ đây, các cửa hàng tạp hóa truyền thống có thể mua hàng hóa trực tiếp từ hệ thống siêu thị với...

Đà Nẵng khởi động mùa du lịch biển với ‘sóng mùa...

0
(SGTT) – "Sóng mùa hè" là chủ đề của chương trình khởi động mùa du lịch biển 2024 tại Đà Nẵng với chuỗi các...

Nắng nóng kéo dài, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị trường học...

0
(SGTT) - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã đề nghị các trường điều chỉnh thời khoá biểu và các hoạt động để...

Người Khmer ở TPHCM đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

0
(SGTT) - Để đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đông đảo bà con Khmer ở TPHCM đã đến chùa Chantarangsay (quận 3) dâng...

Kết nối