Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Ứng dụng khảo giá khi mua hàng trên mạng

Hoàng Xuân Phương –

Mua hàng trên mạng, giữa “một rừng” không biết bao nhiêu mặt hàng, bao nhiêu thương hiệu thì trong vài trường hợp một món hàng được kê giá lên cao để sau đó lại được rao bán với mức giá gây thèm muốn. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, nhiều ứng dụng khảo giá đã ra đời, giúp người mua bớt phần thua thiệt.

Hiện có vài ứng dụng tìm hiểu về giá thật của những món hàng, điển hình như Camelcamelcamel hay Fakespot đối với những người mua trên Amazon, hay ứng dụng thuần Việt có tên gọi Price Tracker cho những ai mua hàng trên các trang bán hàng tại Việt Nam.

So sánh giá bằng Camelcamelcamel

H2--khao-gia-bang-ung-dung-CCCỨng dụng khảo giá Camelcamelcamel trên Amazon.

Ứng dụng Camelcamelcamel (https://camelcamelcamel.com) viết tắt là CCC hoạt động như một trang so giá, với khác biệt là nó cho phép người sử dụng so sánh biến động giá theo thời gian của một món hàng nhất định nào đó mà người mua đang quan tâm. Việc khảo giá ở đây rất đơn giản, người muốn mua hàng chỉ việc copy đường link của món hàng muốn mua lên CCC, công cụ này sẽ giúp họ tìm lại các mức giá lên xuống theo thời gian của mặt hàng đó kể từ khi nó được đăng bán trên mạng.

Tờ Business Insider đã làm một kiểm tra nhỏ và lấy ví dụ vào một dịp lễ, một bộ màn hình Dell được rao bán hạ giá xuống mức 199 đô la Mỹ, giảm 43% so với mức đăng bán 350 đô la/bộ trước đây. Thế nhưng, khi đưa đường link của món hàng này vào trang ứng dụng khảo giá CCC thì một biểu đồ biến động giá bán của nó theo thời gian hiện ra, cho thấy giá bán thông thường của món hàng thay đổi trong khoảng 210-220 đô la chứ không phải 350 đô la. Kết quả, mức độ giảm giá chỉ là 10-30 đô la/bộ chứ không phải 43% của 350 đô la.

Các công ty thương mại điện tử như Amazon, Tiki, Lazada, Adayroi là nơi tập trung các bạn hàng đến để bán, trở thành điểm hẹn lý tưởng cho những người mua sắm, nhất là trong các đợt giảm giá theo lễ hội. Nhưng ở đó không chỉ thực sự là những món hàng giá hời. Việc bán hàng không phải là làm từ thiện, và vì thế các số ghi giá bán có thể nhảy múa theo thời gian trước mắt người mua, cũng vì thế mà người mua hàng khôn ngoan không chỉ tin cậy vào đó để đặt hàng. Chính lúc này các công cụ khảo giá như CCC hay tiện ích như Chrome Keopa đối với Amazon, và ứng dụng Price Tracker rất cần cho những người muốn mua hàng trên Tiki, Lazada, Adayroi.

Price Tracker cho người Việt

H1--ung-dung-khao-gia-pricetrackerỨng dụng khảo giá Price Tracker trên Lazada.

Tại thị trường Việt Nam, có thể gọi công cụ so sánh biến động giá sản phẩm theo từng thời điểm Price Tracker (http://www.pricetracker.vn) là ứng dụng thuần Việt cũng vì hiện nay ứng dụng này mới chỉ phổ biến nơi những người mua hàng trên mạng tại Việt Nam, cụ thể là trên các trang thương mại điện tử Lazada, Tiki và Adayroi. Công cụ này giúp người mua lựa chọn được thời điểm mua hàng với mức giá hợp lý nhất cũng như săn được những sản phẩm đang được giảm giá sâu nhất để tiết kiệm. Để sử dụng, người dùng cần dán link sản phẩm bất kỳ từ các trang web bán hàng mà Price Tracker theo dõi giá lên thanh tìm kiếm, và mọi chuyện sẽ thể hiện ra như đối với CCC. Mặt khác họ cũng có thể xem ngay những sản phẩm đang được bán ra với giá thấp nhất trong lịch sử của sản phẩm đó ngay trên trang chủ của Price Tracker này.

Đối với những người có nhu cầu sử dụng thường xuyên Price Tracker, họ có thể cài thêm tiện ích này cho trình duyệt và nó sẽ xuất hiện ngay trên góc phải của trang để mỗi khi cần họ chỉ nhấp vào đó. Ứng dụng khảo giá này hoạt động rất giống Camelcamelcamel với việc thể hiện chi tiết quá trình lên xuống giá của từng sản phẩm, và từ đó giúp người mua quyết định xem đã đến lúc mua hay nên chờ một thời gian nữa. Trên trang chủ của mình, các tác giả ứng dụng cho biết, hiện Price Tracker cập nhật giá mỗi 12 giờ, và mỗi 3 giờ đối với các sản phẩm đang có người theo dõi.

Đánh giá bình luận ảo bằng Fakespot

Khác với CCC hay Price Tracker, ứng dụng Fakespot (http://fakespot.com) được dùng để loại bỏ các bản trả giá giả tạo trên Amazon làm cho người mua lầm tưởng giá của một món hàng thực sự rất cao, so với giá trị thực tế. Các đánh giá (review) giả tạo loại này nay được tung ra rất nhiều trên các trang thương mại điện tử và đó là những việc làm không trung thực nhằm đánh lừa những người thích săn hàng. Người dùng Fakespot cũng chỉ cần copy link của sản phẩm lên đó, ứng dụng sẽ đánh giá những thông tin liên quan và “trả lời” cho biết độ tin cậy của dữ liệu mà người mua hàng đang tìm hiểu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Học nấu món miền Tây bên dòng sông Tiền

0
(SGTT) - Nằm êm đềm bên dòng sông Tiền, du khách đến Mekong Riverside Boutique Resort & Spa (thành viên Sáng kiến Điểm đến...

Ngắm tulip nở rộ tại vườn hoa lớn nhất thế giới

0
(SGTT) – Vườn hoa tulip lớn nhất thế giới Keukenhof (Hà Lan) đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ hàng triệu...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị bữa trưa với món há...

0
(SGTT) – Bên cạnh sushi, sashimi hay các loại mì soba, udon, ramen… ẩm thực Nhật Bản còn có món há cảo với hương...

Về Quảng Nam xem lễ rước sắc phong và chánh tế...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn khổ lễ hội Kỳ Yên năm 2024, sáng 18-4 (nhằm mùng 10-3 Âm lịch), tại xã Tiên Châu, huyện...

TPHCM: sẽ đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro...

0
(SGTT) - Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, để dọn mặt bằng làm tuyến metro số 2, hơn 400 cây xanh...

Kết nối