Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024

Ủ trái cây bằng đất đèn, ảnh hưởng sức khỏe

Vũ Yến

Để khiến một số loại trái cây như xoài, chuối… chín đều, vàng đẹp, các tiểu thương thường sử dụng phương thức truyền thống là ủ bằng đất đèn. Tuy nhiên, theo ý kiến các nhà khoa học, việc này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người áp dụng phương thức trên và có thể cả đối với người tiêu dùng khi ăn trái cây này.

Muốn đẹp, không thể thiếu đất đèn

Tự giới thiệu đã bán chuối tại khu vực chợ Bình Triệu, quận Thủ Đức, TPHCM, được 24 năm, chị T. cho biết để chuối chín đều không thể thiếu đất đèn. Đây là phương pháp truyền thống và được những người kinh doanh chuối truyền tai nhau thực hiện.

Theo chị T., lâu nay những người buôn bán nhỏ như chị khi lấy chuối từ thương lái thường áng chừng độ già, nắn vào thấy hơi mềm để ủ bằng đất đèn. Lượng đất đèn sử dụng thường ước lượng bằng kinh nghiệm của từng người. Sau khoảng một đêm, nhiều nhất là 12 giờ, thì mở ra cho thoáng rồi chờ khoảng nửa ngày nữa là chuối sẽ chín đều.

IMG_7117

Tuy thế, ủ bằng đất đèn thì chuối không có màu vàng rực, ruột không dẻo và không để được lâu. Vì vậy, sau này ngoài việc ủ đất đèn, một số người đã đầu tư thêm máy làm lạnh chuối. Sau công đoạn ủ bằng đất đèn, người ta cho chuối vào một căn phòng với diện tích vừa đủ, bật máy làm lạnh và giữ trong khoảng 1-2 ngày là chuối sẽ có màu vàng rất đẹp, ruột dẻo và để được 3-4 ngày.

“Thời gian ủ bằng đất đèn có tác dụng làm trái cây chín đều. Bao đời nay người ta vẫn sử dụng đất đèn để ủ trái cây mà có hại gì đâu!”, chị T. nói khi nghe đề cập về tác hại của trái cây ủ bằng đất đèn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Theo chị, ngoài chuối, đất đèn còn có tác dụng làm chín các loại trái cây khác như xoài, đu đủ…

Một tiểu thương bán trái cây tại chợ Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, cũng cho biết chị thường mua chuối xanh từ chợ đầu mối về và tự ủ bằng đất đèn. “Tôi không mua chuối của thương lái đã qua công đoạn làm lạnh nên thường không để được lâu. Ruột chuối thường nhũn hơn”, tiểu thương này cho biết.

Tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe

Chị Nguyễn Thanh, một người tiêu dùng ở quận Thủ Đức, cho biết việc ủ trái cây bằng đất đèn chị đã nghe nói từ lâu nhưng nghĩ đó là phương pháp truyền thống nên không có gì độc hại. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chị, phần lớn trái cây ủ bằng đất đèn có mùi hôi khó chịu trong khi nếu để chín tự nhiên thì sẽ cho mùi thơm.

Trái cây để chín tự nhiên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.       Ảnh: Vũ Yến
Trái cây để chín tự nhiên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: Vũ Yến

Theo TS. Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (SIAEP), đất đèn là tên gọi một hợp chất hóa học có công thức CaC2 (calcium carbide). Khi cho đất đèn phản ứng với nước sẽ sinh ra khí acetylene (C2H2) hay còn gọi là “khí đá”. Khí này có tác dụng làm cho trái cây chín đồng đều và đẹp hơn so với để chín tự nhiên. Để ủ chín, tùy theo từng loại trái cây, có thể phun khí acetylene vào buồng ủ chín đến các nồng độ thích hợp.

Tuy nhiên, cách làm như vừa nói trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng nếu không biết dùng đúng cách. Theo đó, khí acetylene sinh ra từ đất đèn không gây ngộ độc lắm nếu chỉ tiếp xúc ở nồng độ thấp dưới 2,5% trong khoảng thời gian ngắn dưới một giờ. Nhưng nếu tiếp xúc ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Ngoài ra, khí acetylene có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong một thời gian dài.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc acetylene là khát nước, khó nuốt, ói mửa và cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi và đặc biệt có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn…

Có cùng ý kiến với TS. Phạm Văn Tấn nhưng đồng thời TS. Phan Thế Đồng, giảng viên khoa Khoa học công nghệ của trường Đại học Hoa Sen TPHCM, cho biết thêm là trong đất đèn còn có một lượng nhỏ arsenic và phosphor hydride. Khi ăn trái cây có nhiễm arsenic và phosphor hydride có thể bị khó chịu trong dạ dày và rối loạn tiêu hóa, về lâu dài có thể bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày và tá tràng. Trái cây ủ đất đèn có thể còn dư lượng của arsenic và phosphor hydride, vì vậy trước khi ăn nên rửa kỹ trái cây dưới vòi nước chảy, tốt nhất là nên gọt bỏ vỏ.

Theo TS. Phạm Văn Tấn, do đất đèn độc hại nên đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Việt Nam… việc sử dụng chất này để ủ trái cây vẫn còn khá phổ biến.

Cũng theo ông Tấn, để làm trái cây chín đồng loạt, ở Mỹ, Úc và nhiều nước châu Âu, thay vì khí acetylene, người ta thường sử dụng khí ethylene (C2H4) bởi chất này không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: Giá trái cây tăng nhẹ dịp cận tết

0
(SGTT) - Cận Tết Nguyên đán 2024, nhu cầu mua sắm trái cây chưng tết, biếu tặng bắt đầu tăng cao. Các chợ đầu...

Giá bán sầu riêng ‘vua’ Musang King hiện đã giảm hơn...

0
(SGTT) - Hiện nay, sầu riêng Musang King được thu mua tại vườn với giá chỉ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại...

Khai mạc tuần lễ trái cây trên bến dưới thuyền ở...

0
(SGTT) - Sáng nay (17-6), Tuần lễ trái cây “Trên bến dưới thuyền” quận 8, TPHCM năm 2023 đã chính thức khai mạc tại...

TPHCM: Vải thiều tràn ngập chợ, siêu thị, giá rẻ hơn...

0
Những ngày gần đây, các siêu thị, cửa hàng trái cây cùng các xe bán trái cây dạo trên nhiều nẻo đường tại TPHCM...

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm

0
(SGTT) - Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay với mức 39% so...

Vì sao trái cây vào Mỹ không như kỳ vọng?

0
Mỹ được xác định là thị trường cao cấp trong tiêu thụ nhiều loại trái cây của Việt Nam. Thế nhưng, việc đưa trái...

Kết nối