Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Trí thông minh nhân tạo đe dọa việc làm ở châu Á

Chánh Tài –

Tính ứng dụng ngày càng rộng rãi của trí thông minh nhân tạo (AI) có thể đe dọa 50 triệu việc làm ở châu Á trong 15-20 năm mới, theo nghiên cứu mới công bố của tổ chức tư vấn tài chính UBS Wealth Management thuộc Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ).

Tờ South China Morning Post ngày 7-4 đưa tin, cuộc nghiên cứu của UBS Wealth Management cho rằng AI sẽ tác động mạnh đến việc làm ở các nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất, đứng đầu là Trung Quốc. Trong khi đó, các nền kinh tế nơi ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao như Hồng Kông, Singapore và Ấn Độ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi AI.

“10-15 triệu việc làm ở Trung Quốc sẽ bị đe dọa khi các mô hình kinh doanh truyền thống trở nên lỗi thời”, nhà phân tích Sundeep Gantori ở UBS Wealth Management, cho biết.

“Nếu các công ty ở Trung Quốc không tích hợp được AI vào các mô hình kinh doanh, họ sẽ đứng trước nguy cơ mất thị phần và bị đào thải với mức độ lớn, nghiêm trọng hơn so các tác động của các tiến bộ công nghệ gần đây như thương mại điện tử và các thiết bị thông minh”, Gantori cảnh báo.

Năm lĩnh vực chịu tác động mạnh

Anh-2Xe buýt điện tự lái Olli của hãng xe Local Motor (Mỹ) được trưng bày tại cuộc triển lãm công nghệ CeBIT 2017 diễn ra tại Hannover, Đức.

Cuộc nghiên cứu của UBS Wealth Management  nhận định AI đe dọa người lao động làm công việc đòi hỏi kỹ năng trung bình và liên quan đến các tác vụ lặp đi lặp lại hơn là các công việc đòi hỏi tính sáng tạo và tay nghề cao. AI sẽ tác động lớn đến việc làm ở năm lĩnh vực gồm dịch vụ tài chính, chăm sóc y tế, sản xuất, bán lẻ và vận tải, vốn đang chiếm 2/3 GDP của châu Á.

Ngành y tế là một lĩnh vực hứa hẹn đối với AI vì các ứng dụng dựa vào AI có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho hàng triệu người châu Á.

Các ứng dụng quan trọng của AI trong chăm sóc sức khỏe, bao gồm công cụ hỗ trợ đưa ra quyết định trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, robot trợ giúp trong quá trình phẫu thuật và giám sát bệnh nhân cũng như phần mềm quản lý dữ liệu chăm sóc sức khỏe.

Về lĩnh vực bán lẻ, các ứng dụng của AI trong thương mại điện tử rất đa dạng. Từ các công cụ tìm kiếm sản phẩm bằng giọng nói và hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dựa trên thói quen của người sử dụng cho đến việc sử dụng robot để phân loại đơn hàng, giao hàng hóa thông qua các máy bay không người lái, các trợ lý ảo chăm sóc khách hàng…

Trong khi đó, ngành vận tải sẽ là một trong những ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất khi AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi. AI đang xâm nhập vào ngành vận tải theo hình thức giải pháp giám sát theo thời gian thực, dự báo lưu lượng giao thông ở các tuyến đường. Al sẽ xâm nhập mạnh mẽ hơn nữa khi xe tự lái đang là một xu hướng lớn của ngành vận tải. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), hầu hết tăng trưởng về sở hữu xe cộ toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ diễn ra ở châu Á với mức tăng 220 triệu xe chỉ tính riêng ở Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2025.

Lỗi con người là nguyên nhân dẫn đến gần 90% vụ tai nạn xe cộ ở châu Á, vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và các hãng xe trong khu vực sẽ cấp bách cân nhắc thay thế thế hệ xe ô tô hiện nay bằng xe tự lái.

Theo UBS Wealth Management, AI đang nằm ở vị trí trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Al kết hợp sáng tạo công nghiệp với các quy trình xử lý công nghệ thông tin để thúc đẩy sản lượng trên toàn cầu. Giống như bộ não, Al điều khiển trí thông minh của robot công nghiệp, đẩy tăng năng suất của các quy trình sản xuất.

Các nền kinh tế đón nhận Al sẽ được hưởng lợi

Anh-1Trí thông minh nhân tạo sẽ tác động mạnh đến việc làm ở châu Á.

AI đe dọa việc làm nhưng sự phát triển của nó cũng giúp nâng cao năng suất nói chung của người lao động đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để người lao động nâng cao kỹ năng và chú trọng đến các ngành nghề liên quan đến sáng tạo. Nghiên cứu của UBS Wealth Management cho rằng AI rốt cục sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới ở châu Á, giúp bù đắp đáng kể cho các việc làm bị mất.

Hiện nay, AI là trung tâm của vô số ứng dụng trong thế giới thực, từ phần mềm nhận diện khuôn mặt, an ninh mạng cho đến các công nghệ tương lai, chẳng hạn công nghệ tự lái.

Các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm những gã không lồ trong lĩnh vực Internet và thương mại điện tử như Baidu, Tencent, Alibaba, đang đầu tư mạnh mẽ vào AI để giành lợi thế trước khi công nghệ thực sự tác động mạnh mẽ hơn đến đời sống con người.

Mặc dù AI tác động đến nghề nghiệp của một số người nhưng nhà phân tích Gantori vẫn cho rằng nó có thể tạo ra giá trị kinh tế bằng cách giới thiệu các dịch vụ và sản phẩm mới, giúp hạ giá cả đồng thời mang đến nhiều cải thiện trong đời sống.

UBS Wealth Management dự báo AI sẽ tạo ra giá trị kinh tế khoảng 1.800 đến 3.000 tỉ đô la Mỹ mỗi năm vào năm 2030 ở châu Á, trong đó, Trung Quốc sẽ chứng kiến AI mang lại giá trị kinh tế từ 800 đến 1.500 tỉ đô la mỗi năm. “Chúng tôi tin rằng các nền kinh tế đón nhận AI sẽ được hưởng lợi lớn”, Gantori nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Kết nối