Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024

Tiếng nói từ những bức tranh tường

Thành Hoa –

Từ ngày 26-2 đến 26-3-2017, 17 bức tường ở các phường Đa Kao, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Bến Nghé, Bến Thành, quận 1, TPHCM đã được “biến hóa” thành các bức tranh graffiti (tranh phun sơn) sống động mang thông điệp bảo vệ tê giác. Đây là hoạt động chính trong chương trình “Vẽ tranh tường nghệ thuật bảo vệ động vật hoang dã” do Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển CHANGE phối hợp với Quận đoàn quận 1 tổ chức.

Đến thời điểm này đã có 10 bức tranh hoàn thành. Đây là sự kết hợp sáng tạo giữa nghệ thuật đường phố và các hoạt động tương tác nhằm truyền cảm hứng cho cộng đồng, về việc không tiêu thụ sừng tê giác và cam kết bảo vệ tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

2Người dân sống tại quận 1 và người đi đường sẽ được chứng kiến quá trình 17 bức tường hẻm dần dần được “thay áo” thành 17 tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, 11 nghệ sĩ graffiti như Trang Suby, Florian Nguyen, Danny Dao… cũng sẽ mang đến cho người xem những kỹ thuật vẽ trình diễn ấn tượng.

4Một con tê giác đang dần hiện lên đầy màu sắc dưới bàn tay uyển chuyển của một nghệ sĩ graffiti.

1Chương trình vẽ tranh trên các bức tường cũ trên địa bàn quận 1, TPHCM nhằm mục đích kiêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là tê giác.

3Một nghệ sĩ đang vẽ hình tê giác trên một bức tường cũ tại hẻm 36, đường Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1.

9Sau khi hoạt động kết thúc, 17 tác phẩm graffiti vẫn sẽ được giữ nguyên ở các con hẻm với kỳ vọng sẽ trở thành một “góc tê giác” kêu gọi cộng đồng ngừng tiêu thụ sừng tê giác.

6Tại đoạn giao giữa đường Võ Văn Kiệt và cầu Nguyễn Văn Cừ, trên một bức tường cũ lớn, năm bức tranh đã được các nghệ sĩ vẽ với thông điệp bảo vệ tê giác. Theo thống kê, chỉ trong 40 năm qua, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95%, chỉ còn 25.000 cá thể tê giác trong tự nhiên.

7Cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng năm 2010. Các chuyên gia bảo tồn trên thế giới cảnh báo rằng các loài tê giác trên thế giới sẽ có thể bị tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát tê giác không được ngăn chặn kịp thời.

5Các em nhỏ đang xem bức tranh mẹ con tê giác được các nghệ sĩ vẽ trên bức tường tại con hẻm 217, đường Đề Thám, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế,...

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi...

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình...

Phân biệt các loại tinh chất dưỡng ẩm: emulsion, serum, essence...

0
(SGTT) - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các dòng sản phẩm dưỡng ẩm cho da, với nhiều tên gọi khác nhau....

Ra ngoại thành, ngồi chiếu cói mạn đàm du lịch cộng...

0
(SGTT) - Ngày 15-4, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn thuộc Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn cùng Công ty TNHH Thuyền...

Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc trước...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng hoặc vị trí thuận lợi...

Về Kon Tum, ngắm hoàng hôn tại đồi cỏ làng Kon...

0
(SGTT) – Đồi cỏ xanh mướt giữa rừng thông tại làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum)...

Kết nối