Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Thu nhập bết bát, người trồng cao su thở dài

Phú Li –

Những người trồng cao su đang khép lại niên vụ 2017-2018 trong tâm trang không vui. Mức thu nhập bết bát khi cả giá bán lẫn sản lượng mủ không được cải thiện, mặc dù cao su đã vào mùa gia tăng.

Cả giá lẫn năng suất đều thấp

Nhìn tổng thể, diễn biến giá cao su năm nay như một đồ thị hình sin. Nếu như vào đầu vụ khai thác (tháng 6), giá cao su khá tốt khi ở mức 310-315 đồng/độ (mỗi ký mủ sẽ từ 26-42 độ tùy chất lượng thấp hay cao). Đây là mức giá đảm bảo cho người trồng loại cây này có lãi. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy nửa tháng sau, giá của loại nông sản này nhanh chóng rơi khỏi mốc 300 đồng/độ (mức tối thiểu để nông dân có lãi), rồi tuột luôn xuống mức 260 đồng/độ. Từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9, giá lại biến động, có lúc vọt lên đến 330 đồng/độ. Thế rồi kể từ tháng 10 đến nay, giá lại lao dốc và hiện ở mức chỉ 265 đồng/độ.

Do tác động của sương muối khi cây cao su thay lá hồi đầu năm đã khiến cho năng suất mủ cũng bị giảm rõ rệt so với trước. Các nông dân cho biết nếu như bình thường, một héc ta cao su khai thác theo chế độ d2 (một ngày nghỉ, một ngày cạo lấy mủ) thì mỗi cữ cạo được khoảng 85 ký mủ nước. Tuy nhiên năm nay, mỗi cữ cạo nông dân chỉ có thể thu được tầm 65 kg/ha.

Cao su niên vụ 2017-2018 đã không được như kỳ vọng của nông dân. Ảnh: Phú Li

Như vậy, bình quân một hécta cho thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, tiền thuê công cạo là 2,5 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí phân bón. “Nông dân chúng tôi chẳng còn được bao nhiêu”, ông Nguyễn Văn Đại, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước thở dài nói.

Người trồng cao su đã nuôi hy vọng vào mùa gia tăng (diễn ra vào hai tháng cuối của mùa thu hoạch, thường từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, với sản lượng mủ tăng thêm khoảng 20%). Tuy nhiên, cũng do bộ lá bị hư hại bởi sương muối và sâu bệnh, cộng thêm thời tiết oi bức thay vì lạnh giá nên đã không có sự chuyển biến đáng kể nào. “Hiếm hoi mới có một cữ tăng thêm được vài ký mủ. Xem như năm nay không có mùa gia tăng”, ông Đại cho biết.

[box type=”download”] Ở niên vụ 2016-2017, giá cao su giai đoạn đầu mùa rất thấp, chỉ 225-235 đồng/độ nhưng kể từ tháng 11 đến cuối mùa, giá vọt mạnh, có lúc lên đến 445 đồng/độ.[/box]

Sự “giải cứu” muộn màng

Xu hướng giá thấp đã tác động xấu đến đời sống của hơn 6 triệu người trồng cao su trên thế giới, đòi hỏi các tổ chức, hiệp hội, chính phủ các nước phải có những giải pháp cải thiện. Hồi tháng 9-2017, dù rất được trông đợi nhưng Hội đồng cao su quốc tế ba bên (ITRC) gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia (vốn là ba nước cung cấp đến 67% lượng cao su thiên nhiên trên thế giới) lại quyết định giữ nguyên mức xuất khẩu chứ không cắt giảm.

Khi đó, ITRC lý giải rằng theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nhu cầu trên thế giới đối với cao su tự nhiên trong chín tháng đầu năm nay đã vượt 400.000 tấn so với nguồn cung. Vì vậy, sự giảm giá chỉ là nhất thời, họ tin rằng sự thâm hụt cung-cầu sẽ khiến giá tốt dần lên mà không cần thêm một gói cắt giảm xuất khẩu nào.

Thế nhưng, giá cao su vẫn tiếp tục thấp bởi các yếu tố tiêu cực khác mà theo lý giải của giới chuyên môn là do dự trữ cao su cao, đồng yen của Nhật Bản mạnh lên, sự phát triển của thị trường dầu thô, v.v… ITRC đã chẳng thể ung dung được nữa. Mới đây, họ đã thống nhất sẽ tiến hành cắt giảm xuất khẩu từ giữa tháng 12, với số lượng và hiệu lực chưa rõ.

Cùng với đó, Chính phủ Thái Lan cũng ra thông báo sẽ tăng cường thu mua mủ cao su của nông dân nước này với mức giá cao hơn giá thành sản xuất nhằm giúp người trồng có lãi. Tại Malaysia, nước này cũng nuôi hy vọng trở thành nơi tiên phong trong việc sử dụng cao su để làm đường bộ. Đây là giải pháp cũng được nông dân của họ hoan nghênh, qua đó sẽ thúc đẩy tiêu thụ nội địa và góp phần cải thiện giá.

Ngoài những giải pháp vừa kể thì sắp tới đây, khi cây cao su vào mùa thay lá, nông dân tại một số nước (trong đó có Việt Nam) sẽ có vài tháng ngưng cạo mủ. Như vậy, sự thâm hụt cung-cầu sẽ bị xoáy sâu thêm. Điều này khiến các chuyên gia tin rằng giá của mặt hàng này sẽ có xu hướng tốt lên.

Tuy nhiên, người trồng cao su tại Việt Nam lại đón nhận tin này với vẻ khá thờ ơ. Bởi lẽ, chỉ hơn một tháng nữa là mùa thu hoạch mủ sẽ kết thúc. Lúc đó, giá có tăng lên bao nhiêu thì với họ cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

CLB Doanh nhân 2030 thăm và trò chuyện cùng doanh nghiệp...

0
Chiều 16-4, CLB Doanh nhân 2030 - thành viên Saigon Times Club thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, đã tổ chức buổi luận...

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

Kết nối