Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Thăng chức, thăng tiến và cơ hội phát triển nghề nghiệp

Ngọc Ánh –

Với nhiều người lao động, đặc biệt là những người trẻ tuổi, việc cố gắng để thăng tiến trên nấc thang công việc không chỉ nhằm mục tiêu để được thăng chức mà còn nhằm nắm bắt cơ hội phát triển bền vững trên con đường sự nghiệp của mình.

Trên thực tế, thăng tiến và thăng chức còn gắn bó với những yếu tố như lương thưởng, phúc lợi, quyền hạn, trách nhiệm và cả sự cầu tiến, phấn đấu trong công việc.

Thăng chức nhanh chưa hẳn là điều tốt

anh-baivieclamTheo cuộc khảo sát của SEEK Asia, người lao động Việt Nam có thời gian thăng chức nhanh hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Vân Oanh

Theo kết quả cuộc khảo sát trong quí 4-2016 của Tập đoàn SEEK Asia, nhà cung cấp giải pháp tuyển dụng tại châu Á, người lao động Việt Nam có thời gian thăng chức nhanh hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, một người lao động Việt Nam chỉ cần 2,3 năm (28 tháng) để được thăng chức, trong khi đó người lao động ở các nước khác thời gian trung bình để được thăng chức là 2,75 năm (33 tháng).

Bản báo cáo được SEEK Asia công bố hồi cuối tháng 4 vừa qua được tổng hợp từ cuộc khảo sát 10.389 nhân viên và 518 nhà tuyển dụng từ nhiều ngành nghề khác nhau tại Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Có một số thông tin đáng chú ý qua cuộc nghiên cứu này, đó là việc sau mỗi lần được thăng chức, người lao động ở Việt Nam, Indonesia và Philippines có mức lương tăng cao nhất, với tỷ lệ 20-24%; người lao động ở Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Thái Lan có mức lương được tăng sau khi thăng chức trung bình là 14-17%. Có đến 41% số người tham gia cuộc khảo sát đã không nhận được bất kỳ quyền lợi nào kèm theo sau khi thăng chức; trong đó có người lao động ở Singapore, Hồng Kông và Thái Lan.

Ba hình thức phúc lợi phổ biến nhất mà người lao động Việt Nam nhận được sau khi thăng chức là những khoản trợ cấp (54%), kế đến là tiền thưởng theo hiệu quả làm việc (31%) và được nâng cấp chương trình chăm sóc y tế (18%). Đối với việc hỗ trợ mua nhà, xe hay cổ phiếu của công ty, hiện tại chỉ có dưới 6% người lao động được hưởng những phúc lợi cao cấp này. Tuy nhiên, cũng có đến 31% số người lao động ở Việt Nam tham gia cuộc khảo sát cho biết họ không nhận được bất kỳ quyền lợi nào kèm theo dù được thăng chức.

Theo các chuyên gia của mạng việc làm JobStreet.com Việt Nam, thành viên của SEEK Asia, nhanh chưa hẳn lúc nào cũng tốt. Việt Nam là quốc gia có thời gian trung bình được thăng chức ngắn nhất trong khu vực Đông Nam Á, điều này đem lại không ít thách thức cho cả doanh nghiệp và người lao động. Người lao động cần có sự kiên trì trong công việc trước khi yêu cầu việc thăng chức hay phúc lợi. Ngược lại, nhà tuyển dụng cũng cần tạo lộ trình rõ ràng, minh bạch cho tất cả những vị trí trong công ty, đặc biệt là các vai trò chiến lược ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để thu hút những nhân tài phù hợp.

Bản báo cáo cũng chỉ ra những vấn đề chung của cả bảy thị trường được khảo sát, không riêng gì Việt Nam. Cụ thể, có đến 80% người lao động cho rằng họ được giao thêm nhiều bổn phận hoặc trách nhiệm trong khi chỉ có 40% nhận được bổ nhiệm một cách chính thức.

[box] Theo thông tin từ Vietnam MBA Conference, bất cứ nhân viên nào cũng kỳ vọng về việc tăng lương mỗi lần được thăng chức. Trong khi đó, một sự thăng tiến không phải lúc nào cũng đi kèm với tăng lương, nhưng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để người lao động học hỏi kỹ năng mới và thể hiện được giá trị bản thân.

Thăng tiến và thăng chức đều có nghĩa là sự gia tăng về quyền hạn và trách nhiệm. Thăng chức là bước lên một vị trí cao hơn, cùng với giới hạn quyền lực và chức danh được tăng lên một cách chính thức. Mặt khác, thăng tiến được thể hiện ở khối lượng công việc và trách nhiệm mà nhân viên nắm giữ. Thăng tiến là khi người lao động thể hiện được rằng, họ có khả năng hoàn thành được thêm nhiều nhiệm vụ khác ngoài những công việc được giao. Nhiệm vụ bổ sung này có thể phát sinh trong chính phòng ban của họ hay từ một phòng ban khác.

Để có sự thăng tiến trong môi trường cạnh tranh với nhiều nhân tài trong và ngoài nước như hiện nay, người lao động cũng cần chuẩn bị hành trang chu đáo cho bản thân mình: kiến thức, kinh nghiệm, sự tận tụy, cầu tiến và cả đạo đức nghề nghiệp.[/box]

Cần minh bạch trong quy trình thăng tiến

Bản báo cáo của SEEK Asia cho biết yếu tố hàng đầu để được thăng chức chính là việc người lao động nhận được lời đánh giá cao về năng lực. Tuy nhiên người lao động lại chưa ý thức rõ điều đó. Thay vì đó, họ lại nghĩ rằng mạng lưới quan hệ tốt có thể tác động đến sự cân nhắc của lãnh đạo, hay may mắn cũng là một yếu tố góp phần trong việc thăng tiến sự nghiệp.

“Có một sự không đồng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến thăng tiến mà nhà tuyển dụng và người lao động không nhìn thấy. Điều này có thể do sắc thái văn hóa của môi trường công sở hoặc trong nhận thức kinh nghiệm làm việc trước đây của họ”, bà Angie Phang, Tổng giám đốc Jobstreet.com Việt Nam nhận định.

Nhà tuyển dụng xếp yếu tố “đảm đương nhiều trách nhiệm hơn”, “huấn luyện/hướng dẫn” và “tình nguyện tham gia dự án” như là những tiêu chí chính ảnh hưởng đến quyết định thăng chức. Ngược lại, tiêu chí “tình nguyện tham gia dự án” hay “huấn luyện/hướng dẫn” không nằm trong suy nghĩ của nhân viên.

Bên cạnh đó, tính không nhất quán và minh bạch trong quy trình, quyết định thăng tiến ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người lao động trên thị trường nói chung. Với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, những điểm “chưa tốt” này có thể có ảnh hưởng nhiều hơn dự tính và làm các nhân tài ái ngại khi lựa chọn gia nhập công ty.

Theo thang điểm của cuộc khảo sát của SEEK Asia thì người lao động Việt Nam dù được thăng chức hay chưa được thăng chức cũng có khuynh hướng “sẵn sàng rời bỏ” công ty thay vì “trung thành” với công ty. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, doanh nghiệp tuyển dụng cần tạo lộ trình rõ ràng, minh bạch cho tất cả những vị trí trong công ty, đặc biệt là các vị trí nhân sự chiến lược ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Kết nối