Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024

Sôi động âm nhạc khu phố Tây

Mỹ Huyền

Về đêm, khu phố Tây của Sài Gòn như các con đường Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện nhộn nhịp hẳn lên. Ngoài những cửa hàng ăn uống và dịch vụ thời trang, khu này còn sôi động bởi đa dạng thể loại âm nhạc để phục vụ du khách đến từ nhiều quốc gia.

Đông vui từ 8 giờ tối

Chiều cuối tuần, tại sân khấu âm nhạc thuộc phố đi bộ Bùi Viện (hoạt động từ tháng 8-2017), chương trình biểu diễn đang được chuẩn bị. Chương trình bắt đầu từ 8 giờ khi khu vực này đã đông người qua lại, có cả khách Việt Nam và khách nước ngoài. Cả những khách du lịch vai còn khoác ba lô bước xuống từ các chuyến xe đường dài nhưng vẫn hòa vào không khí chung.

Sân khấu mở đầu bằng tiếng đàn tranh hoà cùng đàn bầu, đàn guitar. Sau màn dạo đầu là chương trình tân cổ nhạc do một nhóm nam nữ nghệ sĩ trình bày. Khi giọng nữ thể hiện cao vút ở đoạn cao trào là lúc người qua lại dừng chân, tụ lại thưởng thức. Không chỉ người nước ngoài tò mò về văn hóa âm nhạc của người Việt Nam nên thích thú đứng quay phim, chụp hình, mà còn có cả trẻ em lắc lư theo nhạc. Khán giả còn có nhiều người lớn tuổi sinh sống trong các con hẻm… 9 giờ tối là lúc khu vực này trở nên đông kín người, không khí vô cùng sôi động.

Biểu diễn âm nhạc ở phố đi bộ Bùi Viện. Ảnh: Mỹ Huyền

Đi vào bên trong khu vực này, không khí hệt như một phố âm nhạc “thập cẩm” đáp ứng nhiều sở thích âm nhạc khác nhau. Mỗi quán mở một loại nhạc với âm thanh lớn. Các quán bar chuyên chơi loại nhạc điện tử phối từ các bài hát đang phổ biến hiện nay, có hẳn những người chỉnh nhạc (DJ) đứng chỉnh nhạc, bên cạnh là màn hình lớn chiếu các trận đấu thể thao. Nhờ đó, khách vừa ăn uống vừa xem các trận đấu và hào hứng hơn nhờ có âm nhạc.

Còn trên đường Bùi Viện, việc ngồi quán này nhưng nghe nhạc từ quán khác vọng qua là điều bình thường. Chẳng hạn, quán Đông Dương có diện tích không lớn và khách ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ nhưng rất đông và phải ngồi tràn ra ngoài. Khi bài hát “I’m yours” vang lên sôi động thì khách ở hai quán bên cạnh xoay người sang và hát cùng ca sĩ. Khách đến quán chủ yếu để nghe các bài hát trữ tình tiếng Anh những năm 2000. Người hát của những quán này là các bạn trẻ từ Nhạc viện TPHCM lập thành nhóm nhạc, cũng có một số nhóm hoạt động chuyên nghiệp.

Vì khách đến quán này chủ yếu là khách trẻ thích nghe nhạc vui tươi nên các bài hát được thể hiện sôi động để tạo không khí. Anh Nguyễn Huy của ban nhạc Lego cho biết anh thích hát ở khu phố Tây vì được “phiêu”, thể hiện phong cách mới cho các bài hát ra đời đã lâu. Ngoài ra, khán giả cũng thích cách ăn mặc của người hát, chỉ là quần jeans và áo thun với kiểu hát không cần sân khấu, khán giả và người hát còn giao lưu khá gần gũi.

Thu hút khách Tây

Đường Bùi Viện càng về đêm càng chật kín người, trong đó có nhiều người kiếm sống bằng nghề ca hát trên đường phố. Chỉ cần micro, loa và thiết bị điện tử như máy tính bảng là có đủ “đồ nghề” để hát.

Có người đã theo nghiệp hát ở phố Tây và các khu vực khác gần 10 năm, như anh Nguyễn Văn Phát (22 tuổi). Phát kể bà nội của Phát là ca sĩ cải lương, riêng Phát đã từng tham gia một số cuộc thi âm nhạc. Chơi dòng nhạc trẻ Việt, hai bạn đã làm không khí trên đường Bùi Viện sôi động đến nỗi khán giả ở các quán cũng đến mượn micro để hát, còn khách của các quán cũng nhảy và hát theo.

Riêng những khách Tây thích nghe nhạc và nói chuyện thường chọn quán Full Moon vì có DJ người nước ngoài chỉnh nhạc. Quán này chủ yếu chơi nhạc phối giữa disco, funk và soul. Tiếng trầm của dàn âm thanh kết hợp với trống gợi cảm giác của biển, của lễ hội. Ba DJ gồm chủ quán và hai người nước ngoài sẽ chỉnh nhạc trong quán từ 8 giờ tối với phong cách khác nhau. Anh Jamie, chủ quán, nói việc thuê DJ người nước ngoài nhằm mang đến cho khách phong cách âm nhạc riêng. Có lẽ khách sẽ không tìm thấy những bài nhạc trẻ phổ biến mà giới trẻ thường nghe trong quán này vì nhạc điện tử ở đây chỉ thể hiện các bài hát những năm 1970. Nằm trong hẻm nhỏ, quán này chỉ chơi nhạc vừa đủ nghe nhưng cũng đủ làm con phố Bùi Viện thêm thu hút.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gây quỹ vì người nghèo qua chương trình “Thành phố nghĩa...

0
(SGTTO) - Chương trình văn nghệ “Thành phố nghĩa tình - Kết nối yêu thương” lần thứ 20 sẽ được chức vào lúc 19...

Tìm hiểu 3 phòng tranh đậm nét nghệ thuật ở TPHCM

0
(SGTTO) - Phòng tranh không chỉ trưng bày các tác phẩm mà còn là nơi các nghệ sĩ chia sẻ cảm xúc của mình...

Những ngày sống giãn cách xã hội của một blogger du...

0
(SGTTO) - Dù phải hủy nhiều chuyến đi do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng blogger du lịch Bùi Thanh Tâm (Tâm Bùi) không nản lòng mà...

Không gian đô thị tại các hẻm Sài Gòn thu hút...

0
(SGTTO) - Dạo chơi Sài Gòn, khám phá những con hẻm luôn mang lại nhiều điều mới mẻ. Ông Andrew Stiff, người Anh, sau...

Nhiều hoạt động liên quan đến bánh mì trong tuần lễ...

0
(SGTTO) - Nhân kỷ niệm năm thứ 9 mục từ “bánh mì” được từ điển Oxford ghi nhận (24-3-2011 đến 24-3-2020) và hiện tượng...

Biệt thự cổ qua lời kể của vị kiến trúc sư...

0
(SGTTO) - Những ngôi biệt thự cổ trên các tuyến đường quận 3 luôn nằm trong những bài giảng của Kiến trúc sư Nguyễn...

Kết nối