Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Sân khấu đối phó với nạn “chảy máu” diễn viên

Nguyễn Huy

Các sân khấu hiện nay đang ở thế bị động về nhân sự khi diễn viên hăng say chạy show bên ngoài nhằm kiếm thêm thu nhập và lan toả hình ảnh đến công chúng.

Kịch hay không cần nhiều diễn viên

Để đối phó với nạn “chảy máu” diễn viên, thời gian qua, một số sân khấu đã phải hoãn lịch diễn hoặc cho doup vai (tức một diễn viên diễn hai vai). Tuy nhiên, cả hai điều này đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng vở diễn và tâm lý thưởng thức của khán giả.

Vừa qua, khán giả TPHCM đã có dịp thưởng thức vở kịch Bóng và ô môi của biên kịch kiêm đạo diễn Pháp gốc Việt Marine Bachelot Nguyễn dưới dạng phim tài liệu. Sau khi vở diễn ra mắt công chúng Pháp năm 2016 và được ủng hộ nhiệt liệt, nhà sản xuất đã quay lại toàn bộ vở kịch ngay tại sàn diễn và công chiếu phục vụ khán giả tại TPHCM.

Bóng và Ô môi miêu tả chân thực cảm xúc và thân phận cuộc đời của cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) tại Việt Nam. Để viết ra vở kịch này, đạo diễn Marine Bachelot Nguyễn đã dành hẳn năm 2014 lăn lộn trong cộng đồng LGBT, ghi lại và miêu tả những gì mắt thấy tai nghe. Kết quả là vở diễn thành công lớn tại Pháp. Khi công chiếu tại Việt Nam cũng được khán giả Việt ủng hộ nhiệt tình.

Điều đáng nói là vở kịch này chỉ có bốn diễn viên. Họ thay nhau kể câu chuyện về thân phận của người đồng tính trong suốt hai tiếng đồng hồ. Cảm xúc và lời thoại của họ khiến khán giả vừa lắng đọng vừa phải vỗ tay tán thưởng. Để đạt được sự hoá thân nhuần nhuyễn đó, bốn diễn viên đã có quá trình tập luyện gian khổ. Cả bốn người đều không rành tiếng Việt nhưng có những đoạn họ đã hát và nói tiếng Việt, cho thấy sự lao động nghệ thuật nghiêm túc của diễn viên Pháp. Điều này cũng chứng minh rằng kịch hay không cần nhiều diễn viên.

Còn nhớ vào những ngày đầu mới thành lập, sân khấu Idecaf chỉ dựng các vở kịch ít người nhưng được khán giả đón nhận nhiệt liệt. Gần đây, vở Dạ cổ hoài lang được dựng lại với chỉ bốn nhân vật cũng tiếp tục khiến con tim khán giả bồi hồi.

Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Idecaf cho biết trước đây, dựng vở ít nhân vật là để đối phó với việc ít diễn viên, nhất là vào những ngày sân khấu mới ra đời, chưa nhận được nhiều tín nhiệm. Về sau, khi có tiếng nói trong giới kịch nghệ, sân khấu mới dựng các vở diễn nhiều nhân vật. Tuy nhiên, điều này lại khiến sân khấu bị động về nhân sự.

”Đóng kịch giúp các diễn viên thăng hoa trong cảm xúc, nhưng đóng phim truyền hình hay tham gia gameshow lại đem về thu nhập cao hơn, đựoc khán giả biết đến nhiều hơn. Các bạn vì thế cũng không còn tuân thủ giờ giấc tập luyện và lịch diễn. Việc diễn viên mải chạy show khiến chất lượng vở diễn thêm sa sút. Chúng tôi vì thế lại phải chọn dựng vở diễn ít nhân vật, dành cho các nghệ sĩ nghiêm túc với kịch nghệ”, ông Tuấn chia sẻ.

 

Với hai nhân vật chính là hai ông lão, Dạ cổ hoài lang trở thành một trong những vở kịch kinh điển của Việt Nam.

Hy vọng vào một giải pháp

Quyết định chọn vở diễn ít nhân vật đồng nghĩa với việc các nghệ sỹ không bao giờ được tuỳ tiện bỏ vai. Họ là những người được chọn lựa kỹ càng ngay từ đầu. Nhân vật được chọn cho họ cũng là dạng “đo ni đóng giày”, không phải dễ thay thế. Kịch bản cũng phải hết sức chắt lọc để giảm bớt những tình huống không cần thiết. Nếu làm được điều này, sân khấu sẽ phục hưng được thể loại kịch ít nhân vật nhưng mỗi lời thoại, mỗi tình huống đều ghim sâu vào trí nhớ khán giả.

“Tại các nước phát triển, thậm chí những nước có trình độ tương đương Việt Nam, một nhà hát có thể diễn một vở hơn 10 năm. Ấy là vì vở diễn đó sâu sắc về nội dung, diễn viên hoá thân xuất thần”, một nghệ sĩ kịch tâm sự.

Nghệ sĩ này cho rằng những vở kịch như thế sẽ sống lâu trong tim khán giả thay vì “xem xong vài tháng rồi quên” như tại Việt Nam. Sân khấu kịch sẽ không chỉ giải quyết được tình trạng thiếu hụt diễn viên mà còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật kịch nghệ đúng nghĩa.

“Cứ vài tháng một lần, sân khấu kịch Việt Nam lại ra một vở mới. Trong khi đó, vở diễn khó bán vé và chỉ được diễn trong thời gian ngắn vì khán giả xem bằng thái độ hời hợt. Điều này bắt nguồn từ việc kịch bản kém, diễn viên thiếu tập trung. Những nghệ sĩ cháy hết mình với kịch cũng không thể cứu vãn điểm yếu của những diễn viên ham chạy show, diễn thiếu cái hồn”, nghệ sĩ này nói thêm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

CLB Doanh nhân 2030 thăm và trò chuyện cùng doanh nghiệp...

0
Chiều 16-4, CLB Doanh nhân 2030 - thành viên Saigon Times Club thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, đã tổ chức buổi luận...

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

Kết nối