Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Rối loạn tiền đình ngày càng “trẻ hóa”

Minh An-

Bệnh rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến và “trẻ hóa”. Đây là hệ quả của tình trạng làm việc căng thẳng không nghỉ ngơi, áp lực công việc cao, và ít vận động, theo các chuyên gia về điều trị thần kinh.

Bệnh ngày càng “trẻ hóa”

Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, trước đây, bệnh rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng nay bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện ở những người còn rất trẻ (mới 18 tuổi).

PGS.TS.BS. Đặng Xuân Hùng, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Trưng Vương TPHCM cho biết, thời gian gần đây, số lượng những người trẻ tuổi đến phòng khám, bệnh viện với các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ngày càng tăng.

Nhiều người ở độ tuổi ngoài 40 bị rối loạn tiền đình nặng, dẫn đến biến chứng gần như chuyển sang đột quỵ. Có người đi ngoài đường nhưng không kiểm soát được hành vi, chóng mặt, hoa mắt, dẫn đến đâm xe vào người khác, gây tai nạn… rất nguy hiểm.

Anh N.V.N một nhân viên làm việc văn phòng tại quận 1 (TPHCM) cho biết, trước khi mắc bệnh rối loạn tiền đình, anh ăn uống và làm việc rất bình thường. Tuy nhiên, anh thường làm việc khuya do áp lực công việc, cũng thường xuyên bị căng thẳng thần kinh.

Một buổi sáng, vừa từ trên giường đứng dậy, anh hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chao đảo. Không thể gượng lại được, chỉ trong vài giây toàn thân anh đổ xuống giường. Sau đó anh N.V.N được người nhà đưa đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ tại Bệnh viện 115 (TPHCM) cho biết anh bị rối loạn tiền đình và phải nằm điều trị khá lâu.

Vì tham công tiếc việc nên anh N.V.N. vẫn tiếp tục đi làm. Chỉ trong vòng 2 tuần sau đó, bệnh rối loạn tiền đình tái phát, buộc anh phải nghỉ việc không lương một thời gian dài để hồi phục tinh thần và chữa bệnh triệt để.

roi-loan-giac-ngu-va-chong-mat

Căn bệnh thời đại

Theo BS. Đặng Xuân Hùng, hiện có nhiều người trẻ tuổi bị mắc bệnh rối loạn tiền đình, chủ yếu do làm việc trí óc, bị căng thẳng thần kinh quá sức chịu đựng trong một thời gian dài, cộng thêm việc nghỉ ngơi không hợp lý.

Đặc biệt, do áp lực về kinh tế cũng như áp lực công việc ngày càng cao, nhiều người ngồi làm việc cả ngày trong phòng máy lạnh, trước máy vi tính, ít vận động,… nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não.

Bên cạnh đó, áp lực không chỉ ở nơi làm việc, nhiều người trẻ còn mang cả nỗi lo về nhà, khiến cho giấc ngủ lúc nào cũng ở trạng thái chập chờn, không sâu, hay trằn trọc và thức giấc.

Một số người trẻ bị huyết áp thấp, lại có thói quen nhịn bữa sáng, lười tập thể dục thể thao, uống nhiều rượu, bia, và thức uống có ga… Chính những thói quen này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình.

Dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn tiền đình là thường chóng mặt, nhức đầu, hay quên, rối loạn giấc ngủ. Nếu bị hội chứng rối loạn tiền đình trung ương, bệnh nhân sẽ bị nhức đầu, nhìn đôi, rối loạn vận động cảm giác, tai điếc, ù tai, nặng tai, mất thăng bằng; tình trạng chóng mặt không thuyên giảm sau bảy ngày. Nếu bệnh nhân bị tổn thương tiền đình ngoại biên, bệnh sẽ tự giới hạn dưới 7 ngày.

20

Kết quả điều trị phụ thuộc vào bệnh nhân

Theo BS. Hùng, để điều trị hết bệnh, bệnh nhân rối loạn tiền đình cần đi đến bệnh viện, phòng khám có uy tín chuyên môn để được các bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị triệt để. Đặc biệt, bệnh nhân phải tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc.

Các bác sĩ sẽ điều trị kiểm soát các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đồng thời tăng lưu lượng máu đến não, tai trong cho bệnh nhân, sử dụng thuốc an thần….

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, đặc biệt cần phải sắp xếp thời gian ngủ sớm, ngủ đủ, ngủ ngon, không bị áp lực công việc, căng thẳng thần kinh.

Để đề phòng bệnh rối loạn tiền đình, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tai mũi họng khuyến cáo, nhân viên làm việc văn phòng cần phải phân chia thời gian làm việc hợp lý, ngồi bên máy tính được 50 phút thì phải nghỉ ngơi 15 phút, vận động tập thể dục, thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, vùng cổ và vai gáy.

Ngoài ra, những người làm văn phòng nên để ly nước lọc trước bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước. Đặc biệt, mọi người không làm việc quá sức, ngủ quá trễ, giảm thiểu những căng thẳng lo âu bằng cách gặp gỡ bạn bè trò chuyện, dành thời gian tập thể thao mỗi ngày.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối