Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Người bệnh bớt đau nếu bảo hiểm y tế vào cuộc

Hoàng Nhung-

Thực tế cho thấy, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ – giảm đau cho bệnh nhân ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những người trong ngành cho biết mặc dù nhu cầu cao nhưng số người sử dụng dịch vụ này còn ít do tốn nhiều tiền và chưa có bảo hiểm chi trả.

Muốn nhưng không dám

Theo Hội Ung thư Việt Nam, hiện nay Việt Nam là một số những quốc gia có số người mắc bệnh ung thư tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Dự kiến con số này sẽ vượt qua 190.000 ca vào năm 2020. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 70.000 người chết vì ung thư.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc tốp 2 của bản đồ ung thư. Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ khảo sát, với tỷ lệ tử vong 110/100.000 người.

TS.BS Nguyễn Hoài Nam, cố vấn chuyên môn cho Bệnh viện quốc tế Minh Anh (quận Bình Tân, TPHCM), cho biết hiện nay bệnh viện Minh Anh đang chăm sóc giảm nhẹ cho một bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối. Bệnh viện phải mang nhiều máy móc lỉnh kỉnh đến nhà cho bệnh nhân thuê như máy thở, bình oxy, giường chuyên dụng có thể kê cao đầu và các phụ kiện đi cùng. Mỗi ngày, bệnh nhân này cần đến ba bình oxy để thở, giá mỗi bình là 200.000 đồng.

Ở nước ngoài, bệnh nhân thường đến bệnh viện nằm điều trị để sử dụng máy móc cho đỡ tốn chi phí. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người có tâm lý không muốn chết ở bệnh viện, muốn chết tại nhà, nên thường thuê dịch vụ, chấp nhận tốn nhiều chi phí hơn.

Thạc sĩ, bác sĩ Quách Thanh Khánh, Trưởng khoa Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Ung bướu TPHCM, dẫn số liệu của WHO cho biết, ở các nước đang phát triển, khoảng 70-80% số bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. TPHCM mỗi năm phát hiện khoảng 5.000 ca ung thư mới mắc, với khoảng 70% số người phát hiện muộn, tương đương với 3.500 số bệnh nhân cần chăm sóc giảm nhẹ. Có một thực tế là nhiều người bệnh không sợ chết, chỉ sợ đau.

Trong khi đó tại các bệnh viện tư nhân, số lượng người bệnh sử dụng dịch vụ ở khoa chăm sóc giảm nhẹ không nhiều. Bác sĩ Nam cho biết, bệnh viện Minh Anh đã từng thành lập khoa chăm sóc giảm nhẹ nhưng rất ít bệnh nhân sử dụng dịch vụ này. Theo ông, một phần là do tâm lý người bệnh, cho rằng khi bị mắc bệnh ung thư là hết hy vọng nên xin về nhà chờ chết.

Nhiều người cho rằng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ chưa phát triển vì giá còn cao. Bệnh nhân đến bệnh viện khám chỉ phải trả phí khoảng 100.000 đồng/lần khám, nhưng nếu một bác sĩ đến nhà bệnh nhân khám sẽ thu từ 500.000 đến 600.000 đồng. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối thường đã cạn kiệt nguồn lực tài chính, nên thường cố gắng chịu đựng.

Bác sĩ Khánh cho biết, hiện nay chi phí chăm sóc giảm đau ở tại nhà bệnh nhân vẫn còn khá cao. Mỗi lần bệnh viện cử người đi đến nhà bệnh nhân để chăm sóc giảm nhẹ phải có một bác sĩ và một điều dưỡng, cộng thêm chi phí đi lại nên thu khoảng 500.000 đồng. Với mức chi phí này, bệnh viện vẫn đang phải bù lỗ.

Trung bình một ngày bác sĩ ở bệnh viện phải đi hai kíp trực, với 5 đến 6 ca/ngày, với tổng số bệnh nhân trung bình khoảng 30 đến 40 ca/tháng. Hiện Khoa chăm sóc giảm nhẹ của Bệnh viện Ung bướu nhận khoảng 300-350 bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân chăm sóc tại nhà.

 benhvienNhiều người cho rằng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ chưa phát triển vì giá còn cao.  Ảnh: Hoàng Nhung

Nếu bảo hiểm y tế vào cuộc

Bác sĩ Khánh cho rằng, sở dĩ dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại nhà chưa phát triển mạnh, một phần là vì khả năng chi trả của bệnh nhân cộng với chi phí đi lại của nhân viên y tế, và một phần là do bảo hiểm y tế chưa vào cuộc.

Hiện nay, chi phí cho nhân viên y tế đến nhà khám cho bệnh nhân trong bán kính 10km khoảng 500.000 đồng. Với mức này, bệnh viện thường phải bù lỗ vì một bác sĩ đi khám tại nhà mất một buổi chỉ khám được ba người, trong khi nếu ở bệnh viện vị bác sĩ đó sẽ khám được 30-40 người.

Trước nhu cầu của người bệnh, để giảm chi phí cho bệnh nhân, ban giám đốc bệnh viện Ung bướu muốn đẩy mạnh dịch vụ này ở các bệnh viện quận/huyện trong thành phố để bác sĩ có thể chăm sóc cho bệnh nhân tiện lợi hơn. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng chuyển giao kỹ thuật này cho các bệnh viện tuyến tỉnh gồm Đà Nẵng, Khánh hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu. Như vậy, bệnh nhân sẽ tốn ít thời gian, công sức mỗi 10 ngày phải lên bệnh viện Ung bướu TPHCM để mua morphin giảm đau.

Bác sĩ Khánh cho rằng, bảo hiểm y tế cần vào cuộc để chia sẻ kinh phí và nỗi đau của bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế có quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, trong khi các nước trên thế giới đã làm được việc này và có cơ chế giám sát quản lý rất tốt.

Theo vị bác sĩ này, một ca ung thư giai đoạn cuối nếu nằm viện chi phí sẽ rất cao, gia đình tốn ít nhất một người đi theo chăm sóc, tiền giường, tiền chăm sóc, trong khi ở nhà 10 ngày bác sĩ mới đến chăm sóc một lần. Do đó, bảo hiểm y tế cần thấy đây là việc làm cần thiết để thúc đẩy việc giảm tải bệnh viện, giảm kinh phí y tế cho người bệnh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút...

0
(SGTT) – Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến...

Trưa nay ăn gì: Giòn sần sật món đậu que xào...

0
(SGTT) – Đậu que giòn sần sật xào cùng thịt tôm ngọt thanh mang đến bữa cơm trưa thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho...

Du lịch Quảng Nam ‘khơi chuyện’ để tiếp cận du khách...

0
(SGTT) - Bước vào mùa Hè cũng là cao điểm của mùa du lịch, việc tung ra các gói kích cầu đúng thời điểm...

Kết nối