Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Ngành gạo đối mặt chuyện thiếu hợp đồng

Trung Chánh –

Hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghiệp trong nước chựng lại sau khi đã thực hiện xong một số hợp đồng thương mại cung cấp gạo cho Philippines. Điều này khiến thị trường lúa gạo nội địa cũng trầm lắng theo.

Giá cao, không bán được!

gao-211112Xuất khẩu gạo sang một số thị trường sụt giảm mạnh trong ba tháng đầu năm.

Việc có được hợp đồng thương mại cung cấp khoảng 193.000 tấn gạo cho Philippines, được chuyển từ năm 2016 sang, đã phần nào giúp xuất khẩu gạo sang thị trường này tăng trưởng khá trong ba tháng đầu năm 2017 – thời điểm kết thúc giao hàng – so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, bản báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy lũy kế xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines từ đầu năm đến cuối tháng 3 đạt trên 253.000 tấn với trị giá đạt 89,7 triệu đô la Mỹ, tăng 23,5% về khối lượng và 10,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, từ sau tháng 3, hầu như doanh nghiệp trong nước không xuất khẩu được thêm cho thị trường Philippines. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu gạo sang một số thị trường khác cũng đã sụt giảm mạnh trong ba tháng đầu năm. Chẳng hạn, xuất khẩu gạo sang Ghana giảm 57,6%, Hồng Kông 45,8%, Mỹ 24,7%, Malaysia 24,5%… Điều này khiến lũy kế xuất khẩu chung trong bốn tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 1,86 triệu tấn với trị giá xuất khẩu đạt 834 triệu đô la Mỹ, giảm 7,7% về lượng và 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nói về nguyên nhân khiến xuất khẩu gạo sụt giảm, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre), cho rằng giá lúa gạo trong nước lên cao ngay những tháng đầu năm nên doanh nghiệp xuất khẩu phải chào bán giá cao. Tuy nhiên khi chào bán giá cao thì khó tìm được nhà nhập khẩu. Vì vậy, khi thực hiện xong những hợp đồng đã ký từ năm trước đó chuyển sang thì đầu ra lại gặp khó, xuất khẩu sụt giảm. “Như vụ đông xuân vừa rồi, giá gạo lên cao, các doanh nghiệp cũng chào bán giá cao, cho nên bán không ai mua”, ông Tuấn nói.

Tình hình xuất khẩu gạo trầm lắng kéo giá lúa gạo thị trường nội địa cũng sụt giảm theo. Ông Nguyễn Thành Hơn, thương lái chuyên thu mua lúa gạo, ngụ xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cho biết lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp hiện có giá 4.250-4.300 đồng/kg, giảm 350-400 đồng/kg so với mức giá hồi tháng 3 rồi. Giá gạo nguyên liệu IR 50404 tại thị trường Tiền Giang cũng giảm 300-350 đồng/kg và hiện chỉ còn 6.600-6.700 đồng/kg.

Hướng đến những hợp đồng thương mại

Trong khi xuất khẩu gạo hiện đang sụt giảm, việc các thị trường quan trọng như Philippines ngưng nhập khẩu được dự báo sẽ khiến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam khó khăn. Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong phiên họp hội đồng của Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) mới đây, các ủy viên hội đồng chưa đồng ý với việc nhập khẩu gạo để bổ sung cho tiêu dùng trong mùa giáp hạt (từ tháng 7 đến tháng 9-2017) theo hợp đồng cấp chính phủ (còn gọi là hợp đồng tập trung).

Ông Tuấn của Công ty Thịnh Phát cho rằng nếu sắp tới Philippines có nhập gạo thì sẽ chuyển qua các hợp đồng thương mại với tư nhân. Theo ông Tuấn, với việc chuyển sang các hợp đồng thương mại thì muốn bán được, gạo của Việt Nam phải có giá cạnh tranh.

Không chỉ thị trường Philippines, theo ông Tuấn, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng không nên kỳ vọng quá lớn vào những thị trường tập trung khác vì các nước đã thay đổi chính sách nhập khẩu.

Đối với những hợp đồng thương mại ở thị trường tập trung như Philippines, theo ông Tuấn, từ sau khi thực hiện xong hợp đồng khoảng 193.000 tấn thì việc ký hợp đồng mới cũng không nhiều, bởi Chính phủ Philippines chưa cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu cho khu vực tư nhân.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, nhận xét, tuy có sự tăng giảm giữa nhưng đơn vị tham gia xuất khẩu cũng như ở một vài thời điểm nhất định nhưng nhìn chung xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi, thứ nhất là do vấn đề nhu cầu; thứ hai, gạo của Việt Nam không thể cạnh tranh được với một số nước về thị trường. “Nếu muốn có sự tích cực trong xuất khẩu thì phải tái cơ cấu nông nghiệp, phải xây dựng vùng nguyên liệu”, ông Bình nói.

Trong khi đó, ông Tuấn của Thịnh Phát đề nghị chỉ nên sản xuất lúa ở những nơi thật sự có lợi thế về chất lượng sản phẩm và có giá thành thấp, để tăng tính cạnh tranh. Điều này nhằm đón cơ hội khi các nước đang thay đổi về cơ chế nhập khẩu, tức chuyển sang khu vực tư nhân thay vì là hợp đồng cấp chính phủ như trước đây.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngắm tulip nở rộ tại vườn hoa lớn nhất thế giới

0
(SGTT) – Vườn hoa tulip lớn nhất thế giới Keukenhof (Hà Lan) đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ hàng triệu...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị bữa trưa với món há...

0
(SGTT) – Bên cạnh sushi, sashimi hay các loại mì soba, udon, ramen… ẩm thực Nhật Bản còn có món há cảo với hương...

Về Quảng Nam xem lễ rước sắc phong và chánh tế...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn khổ lễ hội Kỳ Yên năm 2024, sáng 18-4 (nhằm mùng 10-3 Âm lịch), tại xã Tiên Châu, huyện...

TPHCM: sẽ đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro...

0
(SGTT) - Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, để dọn mặt bằng làm tuyến metro số 2, hơn 400 cây xanh...

Chuyển một phần chi phí quản lý quỹ BHYT cho quỹ...

0
(SGTT) - Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đề xuất giảm chi phí của hoạt động quản lý quỹ bảo...

Cận cảnh cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sắp đưa...

0
(SGTT) - Khi đi vào hoạt động, cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẽ nối liền mạch từ Nha Trang đến TPHCM, rút...

Kết nối