Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Mùa thi, đừng tạo áp lực cho con

Nguyễn Thanh Vũ –

Mùa thi cuối cấp cận kề cũng là lúc các thí sinh đang chạy nước rút trong việc ôn bài nên các em thường căng thẳng, hoang mang và lo lắng. Nhiều cha mẹ cảm thông việc thi cử của con nên ra sức động viên, chia sẻ, thậm chí con lo một mà họ lo tới mười. Tuy nhiên, cũng có không ít phụ huynh muốn con phải đậu bằng mọi giá, đưa ra nhiều hình thức “kỷ luật thép” đối với con. Điều đó hoàn toàn không nên.

Nên cho con học trong sự hứng thú, tức là tạo điều kiện sao cho con được học bài với tinh thần thoải mái, vui vẻ và được tạm dừng để nghỉ ngơi trong mươi phút khi gặp bài nan giải, căng thẳng. Không gian trong nhà cũng hết sức quan trọng. Việc ồn ào, náo nhiệt cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Nếu như con thấy thích thú khi học trên võng sau hè, học trên sân thượng hay những nơi thấy tâm hồn thoải mái thì hãy tôn trọng quyết định của con. Học ở đâu cũng được, miễn là trẻ thấy tiếp thu bài tốt. Cần lưu ý, việc học tập theo sự hứng thú không có nghĩa là buông lỏng, để con tự do đến mức sinh lười biếng, mà phải quy định rõ ràng và hợp lý lịch học hàng ngày, để đến cuối ngày con có được điều gì đó “bỏ vào đầu”.

Cần chia sẻ với con trong việc học bằng cách động viên con cố gắng thay vì mắng nhiếc, nói cạnh nói khóe. Thường xuyên trò chuyện cùng con, xem con như người bạn, để hiểu rõ con đang cần gì, thích gì, muốn cái gì… từ đó biết được tâm tư, mặt khuyết, mặt ưu của con mà thay đổi việc giáo dục cho phù hợp. Cha mẹ cũng cần lắng nghe sự góp ý chân thành của con, không nên làm con rúng động tinh thần, nản chí bằng việc chê bai: “Mày mà học hành gì, rớt là cái chắc”, “Học cái kiểu Bùi Kiệm như mày thì đến già cũng không đỗ tốt nghiệp đâu con”…

Nên có kế hoạch cho con học một cách khoa học thông qua việc lập thời khóa biểu hợp lý, đừng thức khuya hay bỏ ăn mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Tẩm bổ là điều cần thiết, vì “có thực mới vực được đạo”. Không nên hà tiện với con trong việc ăn uống trong mùa thi, cũng như không quá xa xỉ khi con đòi hỏi một cách thái quá.

Nên cho con giải trí như xem phim trên ti vi, lướt web, nghe nhạc, truy cập Facebook… với số giờ đã được quy định trước đó. Ngoài việc giải trí sau những giây phút căng thẳng bên bàn học, trẻ còn có thể kết hợp cho việc tìm kiếm tài liệu học tập cũng như liên lạc bằng điện thoại với bạn bè và trao đổi những gì chưa hiểu với thầy cô. Đừng cấm trẻ sử dụng điện thoại di động, mà cần nhỏ nhẹ nhắc nhở trẻ hạn chế nhắn tin, chú tâm vào việc học.

Cha mẹ cũng không nên vì sĩ diện hão mà thúc ép, gò bó con trong việc học, xem con như một công cụ để cho mình nở mày nở mặt, dễ làm cho trẻ nản lòng, có thể bỏ học hoặc tiếp thu bài không tốt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Kết nối