Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

“Một điều nhịn”… nên làm

Nguyễn Việt Hưng (TPHCM)

Mới đây, tôi dừng xe khi có đèn đỏ thì bị hai cậu thanh niên chạy xe từ phía sau tông vào đuôi xe. Chuyện lỗi phải rõ như ban ngày nhưng hai cậu thanh niên đó không hề nói xin lỗi mà lại trừng mắt lên với tôi theo kiểu sẵn sàng “nghênh chiến” nếu tôi lên tiếng cự nự họ. Nhìn thấy người của họ trổ đầy hình xăm, thái độ hung hăng có phần xấc xược, tôi không vui nhưng cũng cố dịu lại vì xe không hư ngoại trừ việc bị giật mình. Tôi quay nhìn vào đuôi xe của mình, vừa cười vừa nói: “Không sao đâu!”. Khi nghe tôi nói vậy, hai cậu thanh niên không còn trừng mắt với tôi nữa mà cả hai cũng nhoẻn cười. Vừa tiếp tục đi tôi vừa nghĩ đến thái độ của hai cậu thanh niên và thấy mừng vì mình đã giữ được sự bình tĩnh để nói một câu “hóa giải” một vụ lời qua tiếng lại không cần thiết, dù vẫn thấy buồn với thái độ xấc xược của hai “thằng nhóc” đáng tuổi con cháu của mình. Thật may là không có gì đáng tiếc xảy ra.

Khi đường phố luôn đông đúc và không phải người lái xe nào cũng tuân thủ luật lệ giao thông thì khó tránh khỏi chuyện xe va quệt vào nhau. Nhưng điều đáng nói là hậu quả của các vụ va quệt đôi khi sẽ không nghiêm trọng nếu cả đôi bên giữ được sự bình tĩnh. Còn nhớ ở vụ tại nạn giao thông hôm 4-10, một chàng trai sinh năm 1991, ngụ ở quận Gò Vấp, TPHCM, chỉ vì không làm chủ được bản thân mà đã cãi vả dẫn tới sự xô xát với người va chạm giao thông với mình, khiến người đàn ông sinh năm 1973 bị thương nặng và sau đó tử vong tại bệnh viện. Người thanh niên đó không thể tránh được sự truy tố của pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích dẫn tới chết người. Cậu ấy hẳn rất hối hận vì không kiềm chế được cơn nóng giận của mình nhưng đã quá muộn màng.

Đi đường là phải gánh lấy một áp lực rất lớn, nên khi không may gặp tai nạn thì người ta bực bội và khó giữ được sự bình tĩnh. Xin không đề cập đến những người biết tuân thủ luật đi đường và có thiện ý hòa giải. Thường thấy khi tai nạn xảy ra, những người trong cuộc thường tranh cãi nhau để giành phần có lý cho mình và đẩy phần vô lý cho người đối diện. Những người này không cần biết lý lẽ, không muốn nghe ai nói và không có thiện ý phân giải chuyện đúng sai.

Người xưa từng nói: “một điều nhịn, chín điều lành”, tôi nghĩ nếu ai ai đi đường cũng thuộc nằm lòng câu nói này, cố gắng giữ bình tĩnh để xử lý tình huống thì chắc chắn không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc như câu chuyện ngày 4-10 nói trên. Tôi nghĩ khi một điều nhịn, không chỉ mang tới cho chúng ta chín mà là vô vàn điều có ý nghĩa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Kết nối