Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Mở thêm cửa cho du lịch đường sông

Minh Duy –

Sau một thời gian đình đốn, du lịch đường sông ở TPHCM bắt đầu có sự chuyển mình. Một số doanh nghiệp đang đầu tư vào những dự án mới, kỳ vọng khi thành phố xây thêm bến, bãi và phát triển thêm điểm dừng chân cho du khách thì sẽ hái được những quả ngọt từ loại hình du lịch này.

Mạnh dạn đầu tư

dung-chan-quan-9Những nhà vườn ở quận 9 đã từng là điểm tham quan cho du khách đường sông trong những năm trước đây.

Hơn hai năm trước, khi bến Bạch Đằng, nơi tập trung hàng loạt  tàu nhà hàng, thuyền du lịch… của TPHCM đóng cửa, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoạt động bằng cách bán bớt tàu, ca nô. Số khác, do không tìm được chỗ neo đậu buộc phải cho tàu nằm bờ, ngừng hoạt động. Cho đến thời điểm này, tình hình có vẻ thay đổi, doanh nghiệp đã bỏ tiền vào đóng tàu mới và phát triển dự án du lịch sông nước.

Trong đó, Công ty TNHH Thuyền buồm Đông Dương đang đóng tàu lớn, cao 3 tầng, dài 69 m, rộng 13,8 m, có sức chứa đến 600 khách du lịch để chuẩn bị mở dịch vụ mới là du lịch kết hợp hội họp trên tàu. Dự kiến, con tàu này sẽ có tên là Nữ hoàng Đông Dương (Indochia Queen) và sẽ nhắm đến thị phần mới là khách du lịch kết hợp hội họp, bên cạnh lượng khách du lịch kết hợp ẩm thực mà ba tàu nhà hàng của công ty đang khai thác.

“Chúng tôi có 3 sảnh lớn, có phòng VIP… bảo đảm trong một lúc có thể đủ chỗ cho 300 khách hội họp trên tàu. Trước đây, chúng tôi chú trọng nhiều đến khách du lịch thông thường nhưng với tàu mới, chúng tôi dành nhiều dịch vụ cho khách hội họp”, ông Lâm nói và cho rằng công ty muốn đón đầu lượng khách mà ngành du lịch thành phố đang có nhiều nỗ lực để phát triển là khách MICE (du lịch kết hợp tham gia sự kiện) và du khách đi du lịch đường sông.

Trước đây, khi bến Bạch Đằng ngừng hoạt động, công ty này đã bán bớt bảy ghe du lịch. Làng du lịch Bình Quới cũng là một trường hợp tương tự, đã từng bỏ bớt một tàu du lịch và vài chiếc ca nô do chi phí bảo dưỡng lớn trong khi tàu ngừng hoạt động do thiếu bến, nhưng nay cũng quyết định mua thêm ba ca nô, mỗi chiếc có sức chứa từ 20-25 chỗ để tính chuyện làm ăn mới.

Còn Tập đoàn Trung Thủy với dự án Góc Sài Gòn (Saigon Coner) đã bỏ vốn đầu tư dự kiến lên đến 150 tỉ đồng. Tập đoàn này định tạo Góc Sài Gòn bằng tám chiếc phà, mỗi chiếc dài khoảng 25 m, bố trí đan xen với nhau trên mặt nước để mô phỏng hình ảnh những chiếc thuyền đang cập bến, cho du khách có cảm giác đang ở trong khung cảnh “trên bến dưới thuyền”.

Toàn bộ không gian trên phà sẽ được chia thành những khu vực nhỏ hơn, tái hiện không gian sinh hoạt của Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay. Những khu này bao gồm khu vực cà phê văn hóa, tìm hiểu danh nhân lịch sử, khu vực ẩm thực đường phố, không gian sinh hoạt cộng đồng… Ước tính, Góc Sài Gòn có thể phục vụ khoảng 1.500 du khách cùng một lúc.

Trước đây, Trung Thủy định làm khu này trên kênh Tàu Hũ – Bến Nghé nhưng do vị trí gần đập ngăn triều, có những lúc nước rút sát mặt kênh làm phà du lịch nghiêng, không đảm bảo an toàn nên đang xin phép các cơ quan chức năng được đổi vị trí, có thể là ra phía sông Sài Gòn để tiếp tục phát triển dự án.

Một vài doanh nghiệp khách cũng cho biết sau một thời gian cho tàu nằm bờ hiện đang chuẩn bị sửa sang tàu cũ để đưa vào hoạt động.

“An cư” để “lạc nghiệp”

dung-chan-quan-9---nuoc

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, nhiều doanh nghiệp cho biết nguyên nhân của quyết định đầu tư là do thành phố đã xây dựng thêm một số nhà chờ, bến đỗ cho tàu, thuyền và lãnh đạo thành phố thể hiện quyết tâm đầu tư vào mảng du lịch đường sông. Gần đây nhất, vào cuối tuần trước, thành phố đã giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phố hợp với các sở, ngành rà soát, đề xuất các vị trí đủ điều kiện tại khu vực trung tâm để phát triển cảng, bến theo từng đối tượng và nhu cầu cụ thể như taxi thủy và tàu du lịch.

Doanh nghiệp cho rằng vấn đề bến bãi, chỗ neo đậu là yếu tố sống còn để phát triển du lịch đường sông. Doanh nghiệp rất cần có chỗ cho tàu thuyền neo đậu, đón trả khách ngay tại trung tâm để tiện việc thu hút khách và cần những chỗ này có dịch vụ cho thuyền và khách du lịch. “Chúng tôi rất cần những bến bãi cố định, có vị trí tiện lợi để kinh doanh, chứ cứ thay đổi vị trí thất thường hay có bến mà phải đi xa ra ngoại thành thì rất khó làm ăn. Nhiều đồng nghiệp khác cũng vậy, nếu có bến bãi thì doanh nghiệp sẽ đầu tư”, ông Lâm của Công ty TNHH Thuyền buồm Đông Dương nói.

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Công ty Du Ngoạn Việt, cho rằng cần phải đầu tư thêm dịch vụ tại bến. Phần lớn các cầu tàu, bến bãi mà thành phố mới xây dựng trong thời gian gần đây chỉ để cho tàu dừng mà không có các dịch vụ cho khách như ăn uống, vui chơi nên những trạm dừng này không phát huy được tác dụng thu hút tàu, thuyền đến.

“Ba năm nay, thành phố cho xây dựng nhiều cầu tàu, bến bãi nhưng đây chỉ là những bến đò ngang vì bến du lịch cần thêm dịch vụ khác, nếu chúng ta tách tính chất giao lưu văn hóa, ẩm thực ra khỏi những điểm dừng chân này thì rất khó thu hút khách”, ông nói tại hội nghị về phát triển du lịch TPHCM, diễn ra hồi đầu tháng 3-2017.

Cùng với chuyện bến, bãi, doanh nghiệp cũng cho rằng thành phố cần giải quyết việc xây dựng điểm đến cho khách du lịch. Thành phố hiện đang có kế hoạch kết nối các điểm đến đường sông từ trung tâm TPHCM ra đến Cần Giờ, Củ Chi. Theo doanh nghiệp, đây là kế hoạch hay nhưng chi phí sẽ cao, khó thu hút khách do đường đến Cần Giờ, Củ Chi khá xa, cho nên trước mắt nên ưu tiên xây dựng những điểm tham quan tại những vị trí gần hơn cho khách vui chơi.

Ông Chiêm Thành Long, Giám đốc Làng du lịch Bình Quới, cho rằng những nhà vườn ở quận 9 là những điểm đến rất hay và đã từng là điểm tham quan cho du khách đường sông trong những năm trước đây. Tuy nhiên, hiện nay những nơi này rất vắng khách do có ít công ty tổ chức tour và do những nhà vườn thường có diện tích nhỏ, hoạt động riêng rẻ, chưa tạo được một sức hấp dẫn đặc biệt.

“Cơ quan quản lý hỗ trợ chiến lược, chính sách và có thể làm đầu mối để những nhà vườn này hợp tác tạo thành một điểm tham quan lớn, có dịch vụ đa dạng, có thể gọi như kiểu làm cánh đồng mẫu lớn ở nông nghiệp”, ông nói.

Theo ông Long, có nhiều cách để tạo sản phẩm cho khách du lịch đường sông. Trong đó, kiểu tạo nên những chợ nổi như chợ nổi miền Tây ngay tại quận 9 cũng dễ thực hiện và có thể thu hút khách. Tuy nhiên, tất cả đều cần có bàn tay hoạch định chính sách, để những tiềm năng về du lịch đường sông của TPHCM nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cho thành phố.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút...

0
(SGTT) – Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến...

Kết nối