Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Luật chưa tính xa

Minh Duy –

Ngày 29-6 vừa qua, Chủ tịch nước đã công bố Luật Du lịch sau khi được Quốc hội khóa 14 thông qua một ngày trước đó. Luật có nhiều nội dung mới, trong đó có việc sửa đổi điều kiện kinh doanh lữ hành, điều chỉnh quy định cấp thẻ hướng dẫn viên, điều kiện kinh doanh vận tải du lịch, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Luật mới đã bổ sung quy định về sản phẩm du lịch, một nội dung mà Luật Du lịch năm 2015 không có. Cụ thể, luật quy định, tổ chức, cá nhân có quyền sáng tạo, phát triển kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật. Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo, cũng như quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của du khách.

Luật chỉ nói gọn có vậy, khiến nhiều người trong ngành cho rằng dường như quy định mới chưa chạm đến những sản phẩm du lịch đang phát triển như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, và càng chưa tính đến một số loại hình du lịch có thể du nhập vào Việt Nam. Điều họ cần là khung pháp lý để doanh nghiệp tiện kinh doanh và khách hàng cũng được đảm bảo quyền lợi.

Trên thực tế, đã có một số vụ việc xảy ra liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và an toàn cho du khách. Lúc đó cơ quan quản lý mới giật mình, phát hiện chưa có chế tài quản lý cho loại hình kinh doanh đó. Sau đó lại phải tổ chức các cuộc hội thảo, lập ban bệ… để tìm cách quản lý.

Chẳng hạn, sau một số vụ tại nạn dẫn đến chết người khi đi các tour du lịch mạo hiểm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch mới soạn thảo thông tư hướng dẫn quản lý loại hình tour du lịch này. Quá trình tổ chức hội thảo, thành lập ban soạn thảo thông tư… diễn ra gần như đồng thời với thời gian soạn thảo, lấy ý kiến để sửa đổi Luật Du lịch.

Nhiều người thắc mắc tại sao những nhà làm luật không đưa những quy định về phát triển sản phẩm du lịch này cũng như những sản phẩm khác vào trong bộ luật sửa đổi để doanh nghiệp dễ dàng tham khảo mà lại mất công soạn thảo ra những quy định khác.

Trên thế giới, nhiều sản phẩm du lịch mới đang được hình thành. Khách hàng không chỉ đi các tour tham quan, nghỉ dưỡng hay mạo hiểm thông thường mà còn bỏ tiền mua vé đi du lịch khám phá đại dương… Nếu những loại tour này vào thị trường Việt Nam thì sẽ được quản lý như thế nào khi chưa có quy định pháp luật liên quan.

Do vậy, điều mà những người trong ngành mong đợi là những quy định cụ thể sẽ được diễn giải chi tiết trong nghị định và thông tư sắp tới, qua đó không chỉ cơ quan quản lý có cơ sở để quản lý các loại hình du lịch này mà du khách và doanh nghiệp cũng được đảm bảo quyền lợi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Kết nối