Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Khi thách thức đến từ cơ sở dữ liệu

Ngọc Ánh –

Cuộc hội nghị trực tuyến về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vào tuần qua có một điểm đáng lưu ý, đó là những thách thức bắt nguồn từ việc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của toàn ngành chưa được đầu tư đồng bộ.

Nhiều năm nay, thế giới đã ghi nhận cơ sở dữ liệu, hay nói một cách khác là dữ liệu lớn (Big Data) là một nguồn tài nguyên đáng giá. Tuy nhiên, vẫn có một số trở ngại khiến nó khó có thể trở thành một công cụ chính để giải quyết các thách thức xã hội, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Dữ liệu lớn cho ngành lao động-việc làm

nguoilaodongMột trong những khó khăn của việc giải quyết tình trạng thất nghiệp bắt nguồn từ việc cơ sở dữ liệu của toàn ngành chưa được đầu tư đồng bộ. Ảnh minh họa: Tuấn Linh

Theo các chuyên gia của Tập đoàn Công nghệ SAS, vấn đề thật sự không nằm ở việc một tổ chức, cơ quan nào đó thu thập dữ liệu, thay vào đó, là chủ thể đó dùng Big Data để làm gì. Nhìn chung, có bốn lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn. Xa hơn một chút, việc ứng dụng Big Data có thể giúp các tổ chức, chính phủ dự đoán được tỷ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để đầu tư cho những hạng mục, ngành nghề, lĩnh vực cụ thể trong xã hội, hoặc cắt giảm chi tiêu, đưa ra những chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế… thậm chí là ra phương án phòng ngừa trước một dịch bệnh nào đó. Ví dụ, các cơ quan quản lý về lĩnh vực lao động-việc làm có thể khảo sát tính năng động của thị trường lao động qua công cụ tìm kiếm Google Search và các xu hướng (Trends) trong xã hội. Các tổ chức này cũng có thể ước tính tình trạng việc làm mới theo tháng, quí, năm dựa trên việc thu thập thông tin và dữ liệu từ các cổng thông tin việc làm.

Quay trở lại với câu chuyện kể trên của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại cuộc hội nghị trực tuyến vào ngày 13-1, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu, trong năm 2017 này, ngành lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành liên quan thu thập, sàng lọc để có số liệu chính xác, thực chất về số người lao động được tạo việc làm mới hàng năm, từ đó có những chính sách thúc đẩy công tác giải quyết việc làm. Ông cũng nêu rõ, các số liệu về lao động, việc làm chủ yếu vẫn thông qua Tổng cục Thống kê, bản thân ngành lao động chưa tự nắm được số liệu chính xác. Trong thời gian tới cần phải tự kiểm tra, thống kê số liệu của ngành, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đạt tiêu chuẩn.

Thúc đẩy đổi mới trong đào tạo nghề

Theo các bản báo cáo được đưa ra tại cuộc hội nghị, về hoạt động đào tạo nghề, trong số 54 triệu người lao động chỉ có 21% là có bằng cấp (các loại), còn lại chủ yếu là người lao động phổ thông (lao động chân tay). Trong khi đó, kết quả cuộc thống kê lại cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của người lao động có trình độ cao đẳng là cao nhất (6,8%), kế tiếp là người lao động có trình độ đại học (6,3%). Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là điều không hợp lý, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ cho ngành lao động. Ông yêu cầu ngành cần phải mạnh dạn đổi mới toàn diện, đặc biệt khi được giao nghiệp vụ quản lý ngành giáo dục-đào tạo nghề nghiệp.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho biết, năm 2016, cơ quan này đã thực hiện việc đồng bộ các chương trình về việc làm, phát triển thị trường lao động, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu mà Chính phủ, Quốc hội đề ra. Cung-cầu trên thị trường lao động được bộ theo dõi, nắm thông tin và diễn biến thực tế để đưa ra các quyết định chỉ đạo kịp thời. Tình trạng người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, các biến động trong các doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ.

Năm 2016, hơn 1,64 triệu người trong xã hội đã được tạo việc làm, tăng 1% so với năm trước. Cuộc thống kê cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi là 2,3%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%, khu vực nông thôn là 1,86%.

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2016 gần 2 triệu người đã được đào tạo nghề. Đánh giá chung cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 53%, tuy nhiên, số lao động có bằng cấp hoặc chứng chỉ chỉ đạt 21%. Điều này cho thấy tại sao nguồn cung lao động khá lớn nhưng chất lượng nhân sự lại hạn chế.

Dù hoàn thành chỉ tiêu về việc làm, đào tạo nghề đề ra, nhưng theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, vấn đề giải quyết việc làm, đặc biệt là việc làm cho thanh niên, sinh viên mới ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một thách thức không nhỏ khi trong quí 3-2016 cả nước có 202.300 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Trong công tác tuyển sinh học nghề, việc phân luồng học viên còn nhiều sự hạn chế, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề ở mức thấp.

 

 

 

Box:

Vào năm 2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. Thông tư số 27 sẽ thay thế Thông tư số 25 để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động trong các năm tới, quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin và công bố các thông tin đã thu thập.

Từ năm 2016, TPHCM tiếp tục triển khai việc cập nhật, ghi chép biến động tại hộ gia đình về các nội dung có liên quan đến người lao động, gồm thông tin về họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc; trình độ giáo dục phổ thông; trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục-đào tạo; thông tin về tình trạng tham gia hoạt động kinh tế của người lao động (có việc làm, thất nghiệp và không có nhu cầu làm việc). Thời điểm thu thập thông tin là ngày 1-7 hàng năm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Kết nối