Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Khi cổ tích có lắm phiên bản

Quỳnh Nga –

Năm phiên bản khác nhau của câu chuyện cổ tích Tấm Cám cùng xuất hiện trong năm qua ở các lĩnh vực điện ảnh, sân khấu, ca nhạc là điều chưa từng xảy ra với bất kỳ một câu chuyện cổ tích nào từ trước cho đến nay. Dù thành công hay phải sớm dừng bước thì mỗi phiên bản của câu chuyện Tấm Cám được đưa vào nghệ thuật đều đặt được những góc nhìn khá lạ từ những nhân vật, tình huống vốn đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam.

Tấm Cám đâu chỉ dành cho trẻ thơ

vh_1Nhạc kịch Tấm Cám của nhóm Buffalo.

Được dàn dựng đầu tiên và nhắm đến khán giả thiếu nhi, vở Tấm Cám trong series kịch thiếu nhi Ngày xửa ngày xưa gần như trung thành với câu chuyện cổ tích. Phần kết cũng dí dỏm và trẻ thơ hơn với hình ảnh mẹ con nhà Cám bị mọi người chê cười, xa lánh. Khi đưa vào sân khấu người lớn, ngoại trừ một số thay đổi về trang phục, cảnh trí, lời thoại… để vừa phù hợp với sân khấu, vừa “bắt” được nhu cầu của khán giả người lớn, nội dung, tình tiết câu chuyện và tính cách các nhân vật gần như không thay đổi.

Cũng trung thành với các tình huống, tuyến nhân vật chính của chuyện cổ tích Tấm Cám, nhưng bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể (đạo diễn Ngô Thanh Vân) xây dựng thêm các nhân vật mới, khắc họa hình ảnh thái tử giữa cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài để giữ sự bình an đất nước. Nhân vật thừa tướng cũng được tô đậm ở tuyến nhân vật phản diện để phim thêm phần kịch tính.

Vở nhạc kịch Tấm Cám (tác giả-đạo diễn Nguyễn Khắc Duy) của nhóm Buffalo đặt một góc nhìn khá mới cho câu chuyện cổ tích quen thuộc. Trong cách nhìn của những người trẻ thuộc thế hệ trẻ, sinh những năm 1990, vẫn có sự hiện diện của ông Bụt, nhưng Tấm Cám của Buffalo đưa ra quan điểm: hạnh phúc hay đau khổ của con người do chính con người quyết định chứ không phải là định mệnh. Ông Bụt, bà Tiên –  nếu có thì cũng chỉ như cơ hội, may mắn trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của mỗi người.

Tập trung khai thác nhiều về mối quan hệ giữa Tấm-Cám và hoàng tử giờ đã lên ngôi vua, Tấm và hoàng hậu (tác giả Tiến Phát, đạo diễn Thiên Huân) kể phần tiếp theo của câu chuyện Tấm Cám từ khi Tấm trở về hoàng cung sau mười năm lưu lạc. Ở phiên bản này, không còn là câu chuyện của cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác mà là câu hỏi liệu cái thiện có thể tồn tại vĩnh cửu? Cái thiện sau khi trở thành người chiến thắng có còn là chính mình?

Những góc nhìn mới

vh_3Cảnh Phim Tấm Cám: chuyện chưa kể.

Có một điểm chung ở ba phiên bản Tấm Cám: nhạc kịch Tấm Cám của nhóm Buffalo, Tấm và hoàng hậu của sân khấu Hồng Hạc và nhạc kịch đương đại Tấm Cám của Lê Minh Sơn là Cám được xây dựng không ích kỷ, độc ác như Cám trong truyện cổ tích.

Ở Tấm Cám của Buffalo, dẫu vẫn có chút nhỏ nhen nhưng rất đời thường như tất cả những con người bình thường khác, nhưng bản chất của Cám vẫn là cô gái nhân hậu, rất mực yêu thương chị Tấm. Có lúc Cám chông chênh giữa cái tốt và cái xấu bởi sự tác động của mẹ vì quá yêu thương con ruột mà trở nên ích kỷ, mù quáng. Ngay cả lúc tưởng đã phải từ bỏ thế gian, Cám vẫn nắm chặt con thoi của khung cửi với ước mơ có thể cứu chị Tấm sống lại.

Ở Tấm và hoàng hậu, Cám lại là cô gái đáng thương và chịu nhiều thiệt thòi nhất. Những mưu toan nhằm tranh giành quyền lực của mẹ đã đẩy Cám vào bi kịch. Cám phải hy sinh cả tuổi thanh xuân, chấp nhận làm người thế vai suốt mười năm ròng rã với tâm trạng ngổn ngang những nỗi buồn, nỗi lo và cả sự đau đớn, dằn vặt. Tương tự, Cám trong nhạc kịch đương đại của Lê Minh Sơn không hiện ra như một cô gái tàn độc, lúc nào cũng tranh giành phần hơn mà chỉ là một người quyết liệt với tình yêu, dám yêu và muốn được yêu.

Lý giải cho việc cùng lúc có nhiều phiên bản Tấm Cám khác nhau, giới làn nghề có một quan điểm rất giống nhau: khác biệt nhất của Tấm Cám so với nhiều câu chuyện cổ tích khác là nó đan xen rất nhiều yếu tố: tình yêu đôi lứa, mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng và cả những mâu thuẫn nhiều kịch tính xuất phát từ tham vọng, tranh giành quyền lực. Những điều này hội đủ để xây dựng một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn mọi đối tượng khán giả.

Trong năm phiên bản, kịch Tấm Cám của sân khấu Idecaf là phiên bản được đánh giá là có sức hút đặc biệt nhất đối với khán giả cho đến giờ phút này. Suốt từ tháng 3-2016 đến nay, vở diễn vẫn luôn trong tình trạng cháy vé. Có tuần, Idecaf phải mở đến bốn suất diễn nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Điều đặc biệt hơn, trong khi tất cả sân khấu kịch của thành phố, kể cả những vở diễn khác của Idecaf đều đang trong tình trạng rất khó bán vé thì Tấm Cám vẫn có hiện tượng vé chợ đen.

Phim Tấm Cám: chuyện chưa kể “ồn ào” từ khi chưa ra rạp với những lùm xùm xung quanh việc phát hành. Dù không thể chiếu tại cụm rạp CGV nhưng Tấm Cám cũng đã đạt con số doanh thu được giới làm phim cho là “khủng”.

Riêng nhạc kịch Tấm Cám của Buffalo và Tấm và hoàng hậu lại không mấy thành công và phải tạm ngưng sau một số xuất diễn.

Nhiều ý kiến của những người làm nghề cho rằng nhạc kịch Tấm Cám dù đặt được góc nhìn khá mới lạ và thú vị về mối quan hệ Tấm-Cám nhưng vẫn không ăn khách do bố cục của tổng thể vở diễn thiếu sự cô đọng, thiếu điểm nhấn. Thậm chí ở đôi chỗ, vở diễn “ôm” quá nhiều thứ, vở nhạc kịch vì thế dài dòng, làm người xem… mệt.

Thất bại của Tấm và hoàng hậu được cho là nằm ở dàn diễn viên. Trẻ và đầy nhiệt huyết, nhưng hầu hết các diễn viên chưa đủ sự tinh tế và sự dày dạn kinh nghiệm làm nghề để hóa thân vào nhân vật. Lỗi về giọng nói, diễn xuất của diễn viên làm giảm đi sức hấp dẫn ở một vở có thể sẽ nhiều kịch tính, bất ngờ với sự thay đổi của Tấm sau quá nhiều biến cố của cuộc đời và mất niềm tin vào những điều tốt đẹp.

Nhưng dù thất bại hay thành công thì hiện tượng Tấm Cám vẫn cho thấy sự sáng tạo không ngừng của những người làm nghệ thuật. Đưa một câu chuyện cổ tích thành một tác phẩm nghệ thuật không dễ, khó khăn gấp bội khi cùng một lúc có quá nhiều phiên bản được viết lại từ một cổ tích. Nhưng những người làm nghệ thuật vẫn can đảm, chấp nhận đối đầu với thử thách với mong muốn để mang đến cho khán giả những món ăn tinh thần phong phú, đa dạng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Học nấu món miền Tây bên dòng sông Tiền

0
(SGTT) - Nằm êm đềm bên dòng sông Tiền, du khách đến Mekong Riverside Boutique Resort & Spa (thành viên Sáng kiến Điểm đến...

Ngắm tulip nở rộ tại vườn hoa lớn nhất thế giới

0
(SGTT) – Vườn hoa tulip lớn nhất thế giới Keukenhof (Hà Lan) đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ hàng triệu...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị bữa trưa với món há...

0
(SGTT) – Bên cạnh sushi, sashimi hay các loại mì soba, udon, ramen… ẩm thực Nhật Bản còn có món há cảo với hương...

Kết nối