Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Kết nối dịch vụ tháp tùng sân bay

Hoàng Xuân Phương

Mỗi khi máy bay đáp xuống phi trường, hành khách có khối việc để làm trước khi gặp được người thân đã chờ hàng giờ ở bên ngoài xe. Ở các sân bay quốc tế đều đã có những tổ chức dịch vụ làm thay công việc của hành khách, và nhiều khi cả việc đón khách thay cho người thân của họ.

HXP3729-1--Dich-vu-thap-tung-san-bayDịch vụ tháp tùng tại sân bay là một phần của những chuyến hành trình.

Điều phiền toái là các dịch vụ này thường phân mảnh, mỗi công ty đảm nhận những mảng công việc khác nhau, kể cả cạnh tranh một loại dịch vụ ngay tại một sân bay. Nhưng hiện nay có Công ty Solve (https://www.solve.com), mới chỉ khởi nghiệp từ hơn một năm, đã đưa ra ứng dụng kết nối những dịch vụ khác nhau của những công ty khác nhau vào trong một nền tảng, giúp hành khách có thể nhận biết, so sánh, và chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ thích hợp.

Người ta có nhiều cách gọi dịch vụ sân bay khác nhau, có khi là airport services, có nơi như sân bay Heathrow gọi là airport concierge, nhưng thông thường người ta gọi là passenger services để chỉ những dịch vụ hành khách, được tổ chức bởi cơ quan quản lý sân bay hay được cung ứng từ các công ty dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài, thậm chí từ các khách sạn quốc tế như Riverie Saigon, nơi nhận lo từ visa đến việc đưa đón hành khách.

Tại nhiều phi trường lớn như Frankfurt ở Đức, người ta tổ chức các dịch vụ hạng sang dành cho khách VIP, thường được gọi là dịch vụ tháp tùng hay escort services, hoặc gọi là elite gateway như tại Changi Airport ở Singapore.

Ở mỗi sân bay và nơi mỗi công ty cung ứng, giá dịch vụ thường rất khác nhau. Dịch vụ tháp tùng từ Cửa đến tới khu vực hải quan và đưa ra xe ở Cape Town (Nam Phi) chỉ là 140 đô la Mỹ trong khi ở Moscow (Nga) lên đến 740 đô la. Thông thường người ta phải chi trung bình 300 đô la cho dịch vụ tháp tùng ở các sân bay lớn như SFO hay JFK tại Mỹ. Tuy nhiên với Công ty Jetquay được coi là cao cấp nhất hiện nay ở Singapore thì giá dịch vụ elite gateway được coi là cao chất ngất cả tại Cửa đến và Cửa đi; giá thực tế lại tùy theo đoàn và theo công việc, từ đoàn ngoại giao đến những doanh nhân. Trong trường hợp này hầu hết hành khách thường chọn cách tự làm tất cả, tạo thành những hàng dài bên trong và những dãy xe chờ đợi hàng giờ ở bên ngoài.

Ứng dụng Solve cho phép các hành khách từ hạng sang đến trung bình đều có thể chọn dịch vụ cho mình. Các công ty cung ứng dịch vụ dù từng phần hay trọn gói đều phải cạnh tranh nâng cao chất lượng và uy tín, song song đó là giá dịch vụ hợp lý. Mới chỉ được thành lập trong năm 2016 và vừa trải qua khóa huấn luyện mùa hè tại trung tâm khởi nghiệp Y Combinator, ứng dụng Solve nay đã được hoan nghênh tại hơn 470 sân bay quốc tế lớn trên thế giới. Ngoài việc tạo nên một nền tảng chung, ứng dụng này cũng kết nối các dịch vụ chuyển tiền, một trong những công việc đôi khi cấp bách đối với hành khách khi đi hay đến một phi trường.

Lúc đầu Solve tính đến việc tự cung cấp nhân viên tháp tùng của mình tại sân bay, nhưng nay công ty khởi nghiệp này tập trung vào việc phát triển nền tảng chia sẻ theo mô hình chia sẻ phương tiện vận chuyển của Uber nhằm giúp cho hành khách trên các chuyến bay và các công ty dịch vụ tại sân bay gặp nhau, thỏa thuận những cam kết song phương. Trên trang web của mình, Solve cho biết đang nhắm đến mục đích làm giảm áp lực tại các sân bay nhờ việc những nhân viên dịch vụ chuyên nghiệp sẽ tháp tùng hành khách từ Cửa đến qua các cửa an ninh và đến quầy hải quan nơi nhận hành lý rồi đưa họ ra xe. Mặt khác các nhân viên tháp tùng này cũng giúp họ xử lý các tình huống bất thường vốn dễ xảy ra khi các sân bay quốc tế đã trở nên quá bận rộn.

Thông qua nền tảng ứng dụng Solve truy cập ngay trên điện thoại, hành khách các chuyến bay tiết kiệm được nhiều thời giờ, tiền bạc. Tại phi trường Auckland ở New Zealand chẳng hạn, dịch vụ airport concierge bao gồm việc đón khách, hướng dẫn hành khách tại cửa hàng miễn thuế, ưu tiên thực hiện quá trình kiểm tra hộ chiếu, hướng dẫn qua cửa an ninh, đưa khách ra đến tận xe, và liên lạc tới những nơi hành khách muốn đến, tất cả những việc đó chỉ tốn 49 đô la Mỹ cho dịch vụ tiêu chuẩn và 79 đô la đối với dịch vụ ưu tiên. Nhiều công ty dịch vụ sân bay còn đi xa hơn với việc làm thủ tục visa và thỏa thuận đặt vé trong ngày hay theo đoàn, theo gia đình cho những khách hàng của họ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cô giáo tiểu học ‘phượt’ hơn 1000km khám phá Cao Bằng

0
(SGTT) - Ở chuyến "phượt" xe máy thứ hai trong đời, cô giáo Ngọc Lan, đến từ Hà Nội, đã có hành trình 3...

The New York Times gợi ý 7 quán cà phê ngon...

0
(SGTT) - Phóng viên của tờ The New York Times đã đi khắp TPHCM để tìm ra những quán cà phê có hương vị...

Kèn hồng bắt đầu khoe sắc ở trung tâm TPHCM

0
(SGTT) – Thời điểm này, một số cây kèn hồng trên tuyến đường Hàm Nghi (quận 1, TPHCM) bắt đầu khoe sắc hoa. Con...

Giá vé máy bay tăng nhưng doanh nghiệp hàng không vẫn...

0
(SGTT) - Theo Bộ Tài chính, giá vé máy bay tăng nhưng các công ty kinh doanh dịch vụ hàng không vẫn lỗ. Hiện...

Khung cảnh suối Tía lọt top 10 bức ảnh đẹp nhất...

0
(SGTT) - Bức ảnh chụp từ trên cao tại Suối Tía, thành phố Đà Lạt, của tác giả Nguyễn Khánh Vũ Khoa được chọn...

Nghiên cứu mở rộng cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận theo...

Kết nối