Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Được heo, mất gà

Ngọc Hùng –

Thời gian qua, giá heo hơi giảm sâu, người nuôi heo lỗ lã, lãnh đạo ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương cùng người dân đã chung tay “giải cứu”, bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ, nâng giá thu mua… Nhưng khi giải cứu đàn heo thì đàn gà lại gặp khó. Giá gà đã liên tục giảm trong hai tuần gần đây.

Đến lượt người nuôi gà lỗ

hinh-trang-6-sgtt-26-5-2017Giá gà liên tục giảm trong hai tuần qua. Với mức giá giảm, người nuôi gà cho rằng họ đang lỗ.

Nhắc lại trước đó, tháng 2-2017, giá gà lông màu vào một đợt giảm giá mạnh. Nguyên nhân là thời điểm ấy lượng gà từ Mỹ được doanh nghiệp nhập về khá nhiều để tiêu thụ trong dịp tết.

Qua đầu tháng 3, do những vấn đề liên quan đến dịch cúm gia cầm độc lực cao H7 và cúm gia cầm độc lực thấp H5N2 xảy ra tại Mỹ nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có Quyết định 686/QĐ-BNN-TY về việc tạm ngưng nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm từ nước này. Lượng gà nhập khẩu giảm đã phần nào chặn đà giảm giá và giá gà trên thị trường dần dần phục hồi.

Tuy nhiên, ba tuần trước, trong sự hỗ trợ người chăn nuôi heo thông qua việc kêu gọi người tiêu dùng đẩy mạnh tiêu thụ thịt heo, điều này lại đang ảnh hưởng đến lượng gà bán ra mỗi ngày. Theo một số trang trại gà ở Đồng Nai, giá bắt gà tại trại trong ngày 23-5 chỉ còn 22.000-25.000 đồng/kg, giảm gần 5.000-8.000 đồng/kg so với ngày hôm trước. Với mức giá này, người chăn nuôi đang lỗ trung bình khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg.

Bà Liễu, một tiểu thương ở chợ Bà Chiểu, TPHCM, cho biết sau khi có phong trào giải cứu người chăn nuôi heo, lượng thịt gà bán ra của bà giảm đi đáng kể, mỗi ngày bán 15-20 con gà, giảm chỉ còn khoảng một phần ba so với trước đây.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, thịt gà và thịt heo là những mặt hàng tiêu dùng có thể thay thế nhau trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Vì thế, mấy tuần qua, việc người tiêu dùng ăn nhiều thịt heo hơn cũng đồng nghĩa nhu cầu tiêu thụ thịt gà sẽ giảm lại, tức sản phẩm này được tiêu thụ nhiều hơn thì sản phẩm kia sẽ giảm bớt.

Bà Nguyễn Thị Hường, chủ một trang trại nuôi gà ở huyện Định Quán, Đồng Nai, cho biết hiện tại trang trại của bà nuôi 30.000 con gà và theo hợp đồng đã ký với công ty phân phối là mỗi ngày sẽ cung cấp ít nhất 300 con. Tuy nhiên, do lượng bán ra đang có dấu hiệu giảm nên phía công ty phân phối đã giảm xuống còn 100 con mỗi ngày.

“Chúng tôi ký hợp đồng mỗi ngày cung cấp ít nhất 300 con gà cho bên công ty phân phối nên phải nuôi 30.000 con với mọi lứa tuổi để đủ gà cung cấp cho bên mua. Giờ họ giảm lượng mua nên trang trại chúng tôi đang gặp khó khăn, vì thế, những lứa gà gần xuất chuồng chỉ ăn cầm chừng”, bà Hường cho biết.

[box type=”info”] Ngành thức ăn chăn nuôi “mệt” theo

Theo ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, việc người chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó về đầu ra tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến những công ty cung cấp sản phẩm đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Về lâu dài, ngành nông nghiệp phải có biện pháp giải quyết được gốc rễ của vấn đề, nếu không sẽ trở thành “nền nông nghiệp giải cứu”, trong đó đối tượng được giải cứu có thể có thêm các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu ngành chăn nuôi không thể phục hồi trong thời gian tới.[/box]

Không thể tiếp tục biện pháp giải cứu

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, hiện vẫn còn khoảng 200.000 tấn heo hơi cần được tiêu thụ để giúp người chăn nuôi. Như vậy, một bài toán mới đang phát sinh là làm thế nào để vẫn đẩy mạnh tiêu thụ thịt heo nhưng không gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thịt gà, tạo ra áp lực giảm giá đối với sản phẩm này. Cục Chăn nuôi cho biết cục đang theo dõi những diễn biến của thị trường thịt heo lẫn thịt gà để có những điều chỉnh về chính sách hỗ trợ phù hợp.

“Giải cứu người chăn nuôi heo là một biện pháp can thiệp vào thị trường khiến thị trường méo mó và sẽ ảnh hưởng đến những sản phẩm thay thế khác. Trước khi kêu gọi giải cứu người chăn nuôi heo, chúng tôi cũng lường trước được vấn đề này”, một quan chức ở Cục Chăn nuôi cho biết.

Dù hiện tại giá gà đang giảm, nhưng theo vị này, nếu tiếp tục kêu gọi giải cứu người chăn nuôi gà giống như trường hợp đối với người nuôi heo thì sẽ làm “biến dạng” thị trường. Việc giải cứu chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào tốt hơn.

Khi không có sự can thiệp, người chăn nuôi phải tự tìm cách điều chỉnh đàn gia cầm để “giải cứu chính mình”. Bà Hường, chủ trang trại gà ở Định Quán, Đồng Nai, cho biết, để tránh bị thua lỗ nên thời gian tới bà sẽ không thả nuôi những lứa gà mới và chờ giá gà trên thị trường phục hồi.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, so với đàn heo, việc giảm đàn gà dễ hơn vì chỉ cần người chăn nuôi gà ngừng nuôi lứa mới thì khoảng mấy tuần sau nguồn cung sẽ giảm. Lúc đó, thị trường sẽ điều chỉnh lại và khi giá tăng người chăn nuôi gà có thể tái đàn. Hiện Đồng Nai có khoảng 18 triệu con gà, đứng thứ hai cả nước về tổng đàn gia cầm, bên cạnh việc đứng đầu cả nước về tổng đàn heo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Hợp tác chiến lược ‘song kiếm hợp bích’: KDI Holdings và...

0
Ngày 22-4-2024, thành phố Nha Trang sôi động hơn bao giờ hết khi chứng kiến sự kiện ký kết hợp tác phân phối chiến...

Tổ chức ngày Chung tay gói quà trước thềm Caravan lần...

0
CLB Doanh nhân 2030 tổ chức Ngày Chung tay ráp 200 xe đạp, gói quà, dán decal… chuẩn bị cho hành trình về Kon...

Buýt vi vu: 4 địa điểm nên dừng chân khám phá...

0
(SGTT) - Đình Đông Phú, hội quán Sùng Chính, chùa Sùng Quang hay công viên Đầm Sen… là những điểm du khách có thể...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thanh đạm với bún gạo...

0
(SGTT) – Bún gạo lứt kết hợp cùng nước lèo thanh ngọt từ xương heo hoặc gà mang đến cho thực khách bữa trưa...

Kết nối