Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Đông Nam Á trước sức ép đào tạo nhân lực

Hoàng Xuân Phương

Trong vòng 15-20 năm kế tiếp, áp lực tái đào tạo đội ngũ lao động tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á sẽ rất lớn. Khi mỗi một xu hướng công nghệ đi vào thực tế là một lần người lao động phải đáp ứng trình độ sản xuất mới, cho đến khi nền kinh tế chuyển đổi dần sang tự động hóa.

Trong bản báo cáo được công bố hôm 7-7, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhấn mạnh ASEAN đang trong quá trình chuyển đổi, và công nghệ là tác nhân làm thay đổi việc làm cũng như lề lối kinh doanh với tốc độ mỗi lúc một nhanh. Ước tính, khoảng 137 triệu người lao động, tức 56% lực lượng công nhân của Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất việc cao trong hai thập kỷ tới do máy móc tự động sẽ dần thay thế con người.

laodong-ASEANMột số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, đang đứng trước áp lực tái đào tạo đội ngũ nhân công trong xu hướng tự động hóa.

ASEAN là một khu vực năng động với 632 triệu dân, gồm 10 nước có thể chế chính trị và kinh tế khác nhau, nhưng có những đặc điểm chung bao gồm giới trung lưu mỗi ngày một đông, thu nhập của người lao động mỗi ngày một tăng, và trình độ công nhân mỗi ngày một cao. Trong bối cảnh này, công nghệ vừa thể hiện tiềm lực to lớn đồng thời là thách thức không nhỏ đối với Đông Nam Á và ILO cho rằng các công nhân cần phải được đào tạo để làm việc hiệu quả bên cạnh máy móc được số hóa.

Ngành công nghiệp sản xuất xe và phụ tùng đang sử dụng khoảng 800.000 lao động Đông Nam Á. Chính đây là nơi hấp thụ công nghệ mới nhanh nhất, cụ thể là việc đưa vào dây chuyền sản xuất những loại robot tự động có chi phí thấp mà lại có khả năng hợp tác với con người, mặt khác làm tăng năng suất và tăng độ an toàn cho dây chuyền sản xuất. Điều này dẫn đến 60% công nhân Indonesia và 70% lao động bậc thấp ở Thái Lan có thể mất việc. Ngược lại, các nhà sản xuất đang tích cực tìm kiếm nhân sự cấp cao cho khâu nghiên cứu phát triển (R&D), bao gồm chuyên viên phân tích, kỹ sư tự động hóa, và chuyên gia tích hợp bền vững.

Ngành sản xuất đồ điện và điện tử tại Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đạt giá trị 382,1 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014, và sử dụng 2,5 triệu nhân công. Ba tác nhân chính đang đột phá vào kỹ nghệ này là robot tự động, công nghệ in 3D và Internet vạn vật (IoT). Và việc làm của khoảng 60% công nhân trình độ thấp ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong ngành này cũng sẽ bị đe dọa.

Ngành tơ sợi, may mặc và giày dép cũng chịu áp lực cao về sa thải lao động bậc thấp trong các năm tới. Ngành này hiện đang thu dụng đến 9 triệu người với hơn 70% là lao động nữ, tập trung tại Campuchia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Ngành công nghiệp này là trung tâm đột phá của nhiều công nghệ mới, bao gồm in 3D, phần mềm thiết kế tự động, thiết bị mang bên người, kỹ thuật nano, kỹ nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và robot tự động. Cuộc điều tra của ILO cho thấy 64% lao động tại Indonesia, 86% tại Việt Nam và 88% tại Campuchia có thể mất việc trong 15-20 năm tới. Trong tương lai gần các nhà sản xuất có khuynh hướng tạo lập những nhà máy mới, sử dụng robot, và đặt gần nơi các thị trường tiêu thụ chính. Điều này không chỉ tạo nên sức ép tái đào tạo mà còn cả tái quy hoạch nơi các đô thị lớn.

Ngành bán lẻ đang tạo công ăn việc làm cho khoảng  44,6 triệu người, chiếm khoảng 16% tổng lực lượng lao động của khu vực và khoảng 44% số lượng nhân viên dịch vụ. Giá trị ngành bán lẻ của ASEAN đang được dự kiến đạt 1.300 tỉ đô la vào năm 2018. Trên thực tế, đây là ngành được coi là ít bị ảnh hưởng bởi sự tác động của tự động hóa, bởi các tác nhân đột phá đến từ các nền tảng thương mại điện tử và thương mại di động. Bản thân các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) tỏ ra hữu hiệu cho việc hiện đại hóa nền thương mại truyền thống hơn là đột phá vào đó.

Đứng trước những thách thức nêu trên, cải tổ giáo dục đúng hướng và thiết lập quy trình tái đào tạo thích ứng là hai việc làm cần thiết để bảo đảm hình thành một lực lượng lao động mới đồng thời không để những người lao động hiện nay bị thất nghiệp, bị văng ra khỏi hệ thống kinh tế đang nhanh chóng chuyển đổi ở ASEAN.

“Các nước có thế mạnh nhân công giá rẻ cần phải tái định vị chính họ. Lợi thế nhân công giá rẻ là không đủ. Các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra một môi trường thuận lợi giúp đẩy mạnh đầu tư vốn con người, nghiên cứu và phát triển cũng như sản xuất hàng hóa có giá trị cao”, Deborah France-Massin, Giám đốc Văn phòng giám sát hoạt động của các chủ sử dụng lao động thuộc ILO cho biết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Học nấu món miền Tây bên dòng sông Tiền

0
(SGTT) - Nằm êm đềm bên dòng sông Tiền, du khách đến Mekong Riverside Boutique Resort & Spa (thành viên Sáng kiến Điểm đến...

Kết nối