Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Đem “chợ quê” lên mạng

Vũ Yến

Tận dụng sự phát triển của mạng xã hội, nhiều người đã mở “gian hàng” bán các loại thực phẩm, rau quả là sản phẩm đặc trưng ở các miền quê. Ở đó, người ta cũng mua mua, bán bán, sôi động như những phiên chợ ngoài đời thực.

Đa dạng mặt hàng

Đã thành thói quen, một năm trở lại đây chị Minh Thu ở quận Thủ Đức (TPHCM) thường xuyên tìm và chọn mua các loại rau, củ, quả có nguồn gốc từ quê. Những sản phẩm này hầu hết do bạn bè chị hoặc người quen biết bán. Theo chị, những sản phẩm đó ít nhiều tạo cho chị cảm giác tin tưởng về độ an toàn, sản phẩm không độc hại cho sức khỏe. “Hiện nay, tôi thấy có khá nhiều nơi bán các sản phẩm từ vườn nhà, khá thuận tiện để mình lựa chọn”, chị Thu nói.

Vu sua lo ren Vinh Kim

Cũng có suy nghĩ như vậy, chị Minh Hiếu ở quận 7 hay mua hàng qua bạn bè rao bán trên mạng. Ngoài sự tiện lợi ra, lý do mà chị Hiếu muốn mua các sản phẩm bạn bè rao bán là vì theo chị những sản phẩm này không bị thuốc trừ sâu, không chất bảo quản. “Thực ra, mua qua Facebook cá nhân, qua mạng, đắt hơn so với mua trực tiếp tại chợ, siêu thị, nhưng tôi vẫn chọn bởi chất lượng đảm bảo”, chị Hiếu chia sẻ.

Tham khảo những địa chỉ trên mạng có bán những loại sản phẩm này, có thể thấy các loại thực phẩm, đặc sản ở các vùng quê khá phong phú, đa dạng. Sản phẩm bao gồm từ các loại trái cây đến các loại thực phẩm như nước mắm, dầu phộng, mực ngào, miến dong, gà thả đồi…, theo người bán giới thiệu là sản phẩm và đặc sản từ các vùng quê, được lựa chọn và vận chuyển tới TPHCM, rao bán trên trang cá nhân.

Trên mạng, mỗi người là một “chủ chợ”. Ở đó, có thể là một nhân viên văn phòng, một bà nội trợ. Họ tranh thủ thời gian kiếm thêm thu nhập.

Capture3Hàng không đảm bảo, không bán

Quê gốc ở tỉnh Tiền Giang, chị Đoan Trang hiện đang sống tại quận 4 (TPHCM) cho biết, hai năm nay mùa nào thức nấy, chị bán các loại trái cây miền Tây như mít, vú sữa, bưởi da xanh… Các sản phẩm đều do người thân trong gia đình trồng được. Chị kể, dịp tết vừa qua, khách hàng đã mua 200 kg vú sữa (giá 40.000 đồng/kg), 100 kg mít (25.000 đồng/kg) và 70 kg giò heo rút xương (330.000 đồng/kg). “Số lượng không quá nhiều nên tôi chỉ bán trong phạm vi bạn bè, đồng nghiệp. Mà bán cho họ thì không thể bán sản phẩm kém chất lượng”, chị Trang nói.

Có quê và người thân ở Quy Nhơn (Bình Định), chị Ngọc Lan ngụ tại quận 9 (TPHCM) đã mở luôn trang cá nhân Gánh hàng quê để bán những món ăn đặc trưng vùng miền. Mở gian hàng trên mạng từ đầu năm 2014, Gánh hàng quê bán mắm, dầu phộng, dầu dừa, nước màu dừa do nhà tự làm, nguyên liệu được lựa chọn khá kỹ lưỡng. “Tôi không trữ hàng mà thường khách đặt thì mới làm cho mới và ngon. Số lượng bán lai rai thôi, không nhiều, nhưng tôi vẫn duy trì vì nó mang lại cho tôi niềm vui khi được chia sẻ món ngon của quê với mọi người”, chị Lan nói.

Có quê ở tận Cao Bằng và hiện đang sống ở thành phố Vũng Tàu nhưng chị Khánh Ly cũng chọn miến dong Cao Bằng, thông qua mạng xã hội, rao bán và giao hàng tại Vũng Tàu. “Quê tôi còn có nhiều đặc sản khác như thịt trâu gác bếp, mật ong, măng khô… Tôi cũng muốn mang vào để bán nhưng chưa sắp xếp được thời gian”, chị Ly cho biết thêm.

Với anh Lưu Lục Xuyên (quận Bình Thạnh, TPHCM), gà ta là món hàng duy nhất anh rao bán trên mạng. Theo đó, gà anh nuôi hoàn toàn tự nhiên tại Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) trong vòng bốn tháng, sau đó vận chuyển xuống TPHCM bán. “Tết rồi, tôi bán 200 con gà, mỗi con 1,2 kg với giá khoảng 145.000 đồng/kg”, anh Xuyên kể.

Sự phát triển của mạng xã hội là điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, kiếm thêm thu nhập của giới văn phòng hoặc các bà nội trợ. Tuy nhiên, theo chị Trang, về phía người bán cũng có những khó khăn, ví dụ như có lúc phải chịu mất không tiền cước phí vận chuyển vì hàng hóa sau khi mang từ quê lên nhưng kiểm tra lại thấy không đạt yêu cầu về chất lượng nên không dám giao cho khách. Thậm chí nếu gặp khách đặt hàng xong mà bỗng dưng đổi ý không lấy thì người bán cũng phải đành chịu…

Còn về phía người tiêu dùng, chị Minh Hiếu cho rằng trong tình hình mà sản phẩm không an toàn tràn lan như hiện nay, hình thức bán sản phẩm từ bạn bè, người quen luôn nhận được sự ủng hộ của nhiều bà nội trợ. “Tôi tin tưởng vào bạn mình, từ đó tin tưởng chất lượng sản phẩm mà bạn bán”, chị Hiếu nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Hải Dương nhớ thưởng thức món quà quê “rồng đất”

0
(SGTT) - Được mệnh danh là "rồng đất" hay "sâm đất", con rươi của vùng đất Hải Dương ngày nay không chỉ là món...

Mách bạn những nơi có thể thưởng thức đặc sản được...

0
(SGTT) - Bạn có thể biết về nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận, như rạn san hô Great Barrier Reef ở...

Đặc sản tôm nõn Nghệ An tăng giá cao

0
(SGTTO) - Tôm nõn là một trong những đặc sản biển nổi tiếng của Nghệ An hiện có giá tăng gần gấp đôi so...

“Hành trình phơi sương xứ Trảng” tôn vinh nghệ nhân bánh...

0
(SGTTO) - Từ ngày 24-12-2020 đến hết ngày 1-1-2021, lễ hội nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng 2020 lần 3 sẽ được...

Thêm hai loại trái cây đặc sản vào thực đơn cho...

0
(SGTTO) – Đặc sản dưa lưới Tây Ninh – các loại dưa vỏ xanh ruột cam, vỏ vàng ruột xanh và vỏ trắng ruột...

Món ngon thời khẩn hoang níu khách phương xa

0
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG - Nếu bạn làm một chuyến rong ruổi đến miền Nam, bạn sẽ gặp những cánh đồng, xa tít là sông nước,...

Kết nối