Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Để nông sản ĐBSCL vào siêu thị nhiều hơn

Vũ Yến –

Nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đưa vào bán trong hệ thống phân phối hiện đại tại TPHCM khá nhiều, tuy nhiên, theo đại diện các siêu thị, mức tiêu thụ vẫn chưa hết tiềm năng của vùng do những khó khăn từ phía siêu thị, từ chính vùng sản xuất.

Hiệu quả của mối liên kết

IMG_1714 Nông sản của các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL được tiêu thụ tại một siêu thị Co.opMart.

Ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cho biết hiện tại đơn vị này phân phối một số lượng khá lớn các loại nông sản từ vùng ĐBSCL. Chẳng hạn, mỗi ngày hệ thống bán lẻ Satra tiêu thụ khoảng 6,5 tấn các loại rau ăn lá, 1,3 tấn các loại trái cây…

Về phía hệ thống siêu thị Lotte Mart Việt Nam, bà Lê Thị Kim Liên, Giám đốc thu mua rau củ quả, cho biết không chỉ hệ thống Lotte Mart ở TPHCM mà tại các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL, Lotte Mart cũng luôn ưu tiên các loại sản phẩm địa phương. Theo bà Liên, năm ngoái Lotte Mart tiêu thụ trên 20.000 tấn nông sản của các tỉnh ĐBSCL và số lượng này dự kiến sẽ còn tăng lên trong năm nay.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Liên hiệp HTX thương mại TPHCM (Saigon Co.op), nói rằng việc liên kết tiêu thụ nông sản với các địa phương khu vực ĐBSCL thời gian qua khá hiệu quả. Qua đó, những mặt hàng nông sản được giới thiệu đến người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Saigon Co.op đã ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với rất nhiều hợp tác xã, cùng các doanh nghiệp và hộ nông dân tại các tỉnh, thành ĐBSCL như Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Đồng thời, Saigon Co.op vẫn đang mở rộng mạng lưới tại khu vực này, với nhiều dự án có quy mô lớn cùng các giải pháp hỗ trợ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Theo ông Kiên, bình quân hàng tháng hệ thống Saigon Co.op tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm từ các tỉnh, thành vùng này lên đến vài chục ngàn tấn, với các mặt hàng như gạo, đường, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả… Tổng doanh số tiêu thụ bình quân của các hợp tác xã, các hộ nông dân thuộc ngành hàng thực phẩm của ĐBSCL thông qua Saigon Co.op lên đến gần 1.000 tỉ đồng/năm.

Khắc phục những trở ngại

xoai

Mặc dù thị trường TPHCM hiện tiêu thụ số lượng khá lớn nông sản của ĐBSCL, nhưng theo đại diện các siêu thị, vẫn còn những trở ngại đòi hỏi cả hệ thống phân phối lẫn đơn vị sản xuất cùng thay đổi để việc xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn nữa.

Bà Liên của Lotte Mart cho biết, mặc dù có hợp đồng ràng buộc với các nhà sản xuất, tuy nhiên, mỗi khi thương lái Trung Quốc gom hàng thì lại có tình trạng người sản xuất, thương lái đẩy giá các sản phẩm nông sản lên rất cao, gây khó khăn cho quá trình thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Khoa của Satra nêu ra một số khó khăn khác, chẳng hạn một đơn vị cung ứng không thể cung cấp đầy đủ các chủng loại đến trực tiếp siêu thị mà phải qua nhiều khâu trung gian khiến giá sản phẩm đôi khi bị đẩy lên cao; sản lượng không ổn định, vào thời điểm thời tiết xấu, mất mùa, đơn vị sản xuất thậm chí không có hàng để giao, vì vậy xảy ra tình trạng thiếu hàng tại siêu thị; chất lượng nông sản không đồng đều…

“Canh tác thô sơ, không đầu tư hệ thống khép kín, không sản xuất chuyên canh, phụ thuộc thời tiết… là những hạn chế khiến nông sản của người sản xuất gặp khó khăn khi vào hệ thống phân phối hiện đại”, ông Khoa nhận xét.

Để các loại nông sản của ĐBSCL vào hệ thống phân phối hiện đại với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn, theo bà Liên và ông Khoa, ngoài việc hai bên khắc phục khó khăn về vận chuyển, thanh toán thì đơn vị sản xuất cần đảm bảo chất lượng hàng hóa.

“Sản phẩm nông sản phải đạt các tiêu chuẩn chung, phải đảm bảo các chỉ tiêu về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận nguồn gốc. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất, đơn vị cung ứng cần chú trọng đến hình thức sản phẩm, bao bì, mẫu mã cần phải đẹp, giá cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Khoa nói.

Trong thời gian tới, ông Khoa cho rằng nhà sản xuất nên liên kết chặt chẽ với các siêu thị thông qua kế hoạch tiêu thụ sát với thực tế để chủ động thời gian thu hoạch, cung ứng, chủ động về giá bán, kiểm soát chất lượng.

Còn ông Kiên của Saigon Co.op cho biết, giai đoạn từ nay đến năm 2020, Saigon Co.op tiếp tục khai thác từ các nhà cung cấp, hợp tác xã, hộ nông dân, tham gia liên kết đầu tư vào nông nghiệp, hình thành và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp nhằm đa dạng nguồn hàng cung ứng cho hệ thống, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối