Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Dấu ấn của đá

Hồng Ngọc

Vì tình yêu với người vợ đã mất mà hoàng đế Shah Jahan của đế quốc Mogul, tức bao gồm Ấn Độ và một số vùng đất xung quanh, đã cho xây dựng lăng mộ Taj Mahal làm nơi chôn cất vợ mình và cũng là nơi chôn ông sau khi ông mất. Đây là công trình kiến trúc bằng đá mà ngày nay nó nổi tiếng tới mức ai tới Ấn Độ mà chưa tới Taj Mahal thì xem như vẫn chưa tới đất nước này.

Hoàng đế Shah Jahan sinh năm 1592, lên ngôi năm 1628 và mất năm 1666, đã để lại cho hậu thế một công trình được đưa vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO. Nhưng Taj Mahal không chỉ để lại cho đời sau một công trình mang tính lịch sử, mà còn là dấu ấn của đá hiện hữu trong đời sống, kiến trúc của người dân Ấn Độ cho tới ngày nay.

Taj Mahal nằm ở thành phố Agra của bang Uttar Pradesh, cách thủ đô New Delhi chừng 200 km về phía nam, mất chừng ba giờ đi ô tô trên đường cao tốc. Trên sách báo và với những ai chưa từng tới Taj Mahal thì nó chỉ là hình ảnh lăng mộ bằng đá cẩm thạch màu trắng, có mái vòm bên trên, có bốn trụ đá cao vút ở bốn góc của lăng mộ soi bóng dưới dòng nước ngay trước chính diện. Nhưng khi tới đây du khách sẽ ngỡ ngàng bởi nó là một quần thể bằng đá, ngoài lăng mộ chính bằng cẩm thạch, bên trong lăng mộ có khảm nhiều đá quý khác, xung quanh nó còn nhiều công trình bằng đá sa thạch có màu đỏ hồng như đất đỏ bazan mà bản thân từng công trình phụ trợ cũng là một tuyệt tác về đá.

Lăng-mộ-Taj-Mahal,-một-di-sản-thế-giới-kiến-trúc-bằng-đá-nổi-tiếng-của-Ấn--ĐộLăng mộ Taj Mahal, một di sản thế giới kiến trúc bằng đá nổi tiếng của Ấn Độ.

Cùng với sự hùng vĩ của công trình, khi tới đây, tận tay sờ vào những phiến đá cẩm thạch trong lăng mộ, ai cũng đặt câu hỏi trong đầu là người xưa kiếm đâu ra và chế tác đá như thế nào. Nhưng, nhìn từ hiện tại thì thấy trong thành phố Agra có khá nhiều cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ bằng đá, nhất là họ chế tác mô hình Taj Mahal thu nhỏ bằng đá cẩm thạch pha trộn nhiều màu sắc để bán cho khách du lịch làm vật phẩm lưu niệm.

Xem những người thợ thủ công dùng tay kéo một cây nhỏ có buộc một sợi dây hình vòng cung như vải bố, vừa kéo vừa bào nhẵn đá, trộn màu từ vỏ ốc ngọc bích như mô phỏng lại cách người xưa xây dựng Taj Mahal, mới thấy công trình này công phu và vĩ đại làm sao.

Ngày nay, công nghệ chế tác đá của Ấn Độ có lẽ không chỉ gói gọn trong một nghề thủ công như cách của mấy anh thợ làm mẫu mà du khách hay thấy, nó là một ngành công nghiệp khai thác và chế tác đá nổi tiếng trên thế giới. Các công trình xây dựng của Ấn Độ phần nhiều có nét kiến trúc liên quan tới đá. Những tòa nhà lớn mà nhìn từ xa, ta có cảm giác như họ xây bằng đá hoặc ít ra là ốp đá, không phải cẩm thạch thì cũng sa thạch đỏ. Còn nhìn gạch lát nền nhà của các công trình này, du khách khó lòng phân biệt được vật liệu lát nền là mài từ đá tự nhiên hay chế tác từ bột đá.

Những-người-thợ-thủ-công-đang-chế-tác-đá-tại-một-cơ-sở-thủ-công--mỹ-nghệ-ở-thành--phố-Agra,-Ấn-ĐộNhững người thợ thủ công đang chế tác đá tại một cơ sở thủ công mỹ nghệ ở thành phố Agra, Ấn Độ.

Dạo trên những con đường phố lớn của thủ đô New Delhi, du khách sẽ bắt gặp kiến trúc bằng đá hay giả đá hiện hữu khắp nơi, từ các cơ quan chính phủ tới các tòa nhà thương mại. Dường như các nhà kiến trúc ở nước này như cố tình cho người khác biết công trình của mình thiết kế sử dụng nhiều đá mới là cao cấp. Thậm chí bên trong khách sạn du khách cũng có thể bắt gặp đá ở khắp nơi, từ tranh bằng đá treo trên tường, cho tới tường hồ bơi cũng bằng đá.

Cách thủ đô New Delhi hơn 2.000 km, thành phố Bangalore (tức Bengaluru, thủ phủ bang Karnataka) được xem là “thung lũng Silicon” của Ấn Độ và châu Á có sự hiện diện của đá gần như mọi nơi. Một buổi sáng người viết bài này đi dạo mới thấy ngay cả lề đường cũng lót bằng đá khối. Thay vì làm cống thoát nước như ở Việt Nam, nhiều nơi ở Ấn Độ họ đào mương thoát nước ven đường và bên trên chính là những thanh đá tự nhiên. Tòa nhà quốc hội ở trung tâm thành phố Bangalore được xây dựng theo lối kiến trúc mà nhìn bên ngoài thấy toàn đá là đá, nên khó mà biết nó cổ xưa hay mới xây, bởi màu sắc của đá khó phai qua thời gian. Gần đó, người viết bài bắt gặp không ít các công trình của các cơ quan chính quyền đang sửa sang mà vật liệu để lổn ngổn là cát và những khối đá dài chừng 2 m, rộng 0,5-1 m và dày chừng hơn gang tay.

Tòa-nhà-quốc-hội-bang-Karnataka-ở-thành-phố-Bangalore,-Ấn-Độ,-có-kiến-trúc-và-và-xây-dựng-từ-đáTòa nhà quốc hội bang Karnataka ở thành phố Bangalore, Ấn Độ, có kiến trúc và và xây dựng từ đá.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Tôn Sinh Thành cho biết khai thác và chế tác đá là ngành công nghiệp có tiềm năng và thế mạnh lâu nay của Ấn Độ và nó đã vượt qua khỏi biên giới khi có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư khai thác chế tác đá ở các nước. Không ít doanh nghiệp khai thác chế tác đá của Ấn Độ đang có nhu cầu đầu tư ở Việt Nam, vốn là quốc gia có nguồn tài nguyên đá phong phú. Ông cũng cho biết, trong các lần gặp gỡ, xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại Ấn Độ, các cơ quan Việt Nam cũng nhắm tới các nhà đầu tư khai thác đá của nước này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thế giới xung quanh ngôi chợ du lịch lớn nhất Đà...

0
(SGTT) – Chợ Hàn – Ngôi chợ truyền thống lâu đời tại Đà Nẵng, đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Thơm lừng góc chợ Gò Vấp gánh súp cua cô Liên,...

0
(SGTT) - Nếu có dịp đi ngang chợ Gò Vấp và ghé nơi đây mua sắm, ẩm thực là một trong những điều mà...

Hà Nội: Gần 80 gian hàng tham gia Lễ hội Ẩm...

0
Sau ba mùa thành công trước đó, Lễ hội Ẩm thực Pháp "Balade en France" sẽ trở lại với quy mô lớn gấp đôi...

Công thức hai món ăn ‘hot trend’: Milo nấm và bánh...

0
(SGTT) - Sau nhiều trào lưu ẩm thực, hai món ăn milo nấm và bánh mì phô mai tan chảy hiện đang là trào...

‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan...

0
(SGTT) - Tà Năng - Phan Dũng được xem là một trong những cung đường trekking bậc đẹp nhất Việt Nam. Với thảm thực...

Kết nối