Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Chơi cùng con mỗi ngày

Thanh Nguyễn (TPHCM)

Tôi có cậu con trai rất ngoan. Cứ sau giờ tan học ở trường, thằng bé rúc mình trong phòng riêng để học bài. Cháu chăm chỉ đến mức bỏ cả bữa trưa, bữa tối chỉ để học cho xong một bài ngữ văn, lịch sử, địa lý mà giáo viên quy định. Những bài tập toán, vật lý hóc búa không làm cháu nản lòng. “Con phải giải cho bằng được”, cháu hay nói thế. Khi đang học, cháu không thích bị ai đó chen ngang làm gián đoạn việc học dù đó là gọi cháu ăn cơm. Năm nào cháu cũng đạt học sinh giỏi, đứng trong tốp năm của lớp. Vợ tôi khen con là số một, tuyệt vời, ngoan ngoãn, không như những đứa trẻ trong xóm.

Thú thật thì trước đây tôi cũng tự hào về thằng bé lắm. Có một đứa con như vậy ai mà không cưng, không hãnh diện cơ chứ. Nhưng càng ngày, tôi càng thấy con mình có gì đó không giống với những trẻ con trong xóm cũng như bạn học của nó. Đại loại như một kiểu “gà công nghiệp”. Con tôi cứ lầm lũi học, không trò chuyện với bạn học, không chơi thể thao, không sinh hoạt chung với bạn ở lớp-trường, cũng không học nhóm. Tôi đề cập chuyện này với vợ thì nàng gạt phăng: “Có gì to tát đâu anh, miễn sao thằng bé ngoan và học giỏi là được”. Nhưng rồi sau đó vợ tôi cũng nhận ra có gì đó không bình thường trong cách con tôi đang lớn lên từng ngày. Và hai vợ chồng tôi đã bàn bạc và nhất trí việc giúp con thay đổi cách sống hiện tại để giúp cháu cân bằng lối sống.

Những ngày sau đó, tôi nhận nhiệm vụ làm cầu nối cho con giao lưu với đám trẻ trong xóm để con cùng chơi, kết bạn, trao đổi kinh nghiệm học tập. Cuối tuần, tôi kéo con ra công viên hóng mát, hay đi siêu thị hoặc vào khu giải trí dành cho học sinh. Chủ nhật có nhiều thời gian hơn, hai cha con tôi ra sân đá bóng với mọi người (mặc dù tôi đá bóng rất tệ), đi bơi, chạy bộ…

Về phần mình, vợ tôi thông qua hội phụ huynh, nhờ con của họ cùng chơi với con tôi trong những giờ giải lao. Vợ cũng thường rủ những vị phụ huynh khác tổ chức đi chơi, nấu ăn tại nhà để những đứa trẻ có dịp vui vẻ cùng nhau. Mỗi tối, vợ chồng tôi cùng con xem ti vi, trao đổi về những vấn đề lịch sử, địa lý, khoa học thông qua những chương trình trên truyền hình như là cách để con vừa giải trí vừa học tập. Chỉ trong một thời gian thôi, con tôi trở nên cởi mở, hòa đồng, hoạt bát, đặc biệt cháu vẫn duy trì kết quả học tốt như trước.

Tôi thấy việc thay đổi nếp sống của con thật ra không khó như tôi nghĩ lúc ban đầu. Chỉ cần cha mẹ sắp xếp công việc và dành thêm thời gian cho con, trò chuyện hay chơi cùng con và làm cầu nối cho con với bạn bè. Trẻ em học giỏi mà không vận động, không giao lưu với bạn bè sẽ dễ rơi vào tình trạng bị cô độc, bị căng thẳng do mất sự cân bằng trong nhịp sống hàng ngày. Cũng may là vợ chồng tôi nhận ra tình trạng đó của con từ sớm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thế giới xung quanh ngôi chợ du lịch lớn nhất Đà...

0
(SGTT) – Chợ Hàn – Ngôi chợ truyền thống lâu đời tại Đà Nẵng, đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Thơm lừng góc chợ Gò Vấp gánh súp cua cô Liên,...

0
(SGTT) - Nếu có dịp đi ngang chợ Gò Vấp và ghé nơi đây mua sắm, ẩm thực là một trong những điều mà...

Hà Nội: Gần 80 gian hàng tham gia Lễ hội Ẩm...

0
Sau ba mùa thành công trước đó, Lễ hội Ẩm thực Pháp "Balade en France" sẽ trở lại với quy mô lớn gấp đôi...

Công thức hai món ăn ‘hot trend’: Milo nấm và bánh...

0
(SGTT) - Sau nhiều trào lưu ẩm thực, hai món ăn milo nấm và bánh mì phô mai tan chảy hiện đang là trào...

‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan...

0
(SGTT) - Tà Năng - Phan Dũng được xem là một trong những cung đường trekking bậc đẹp nhất Việt Nam. Với thảm thực...

Kết nối