Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Can thiệp nội mạch cho người suy giãn tĩnh mạch

Minh An –  

Bác sĩ Lê Thanh Phong – Khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết đã có khoảng 20 người bệnh thực hiện kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch do tắc nghẽn bằng can thiệp nội mạch thành công, cải thiện được chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tập trung nhiều ở phụ nữ

B_c-s_-L_-Thanh-Phong-chia-s_-k_-thu_t-_i_u-tr_-suy-t_nh-m_ch-do-t_c-ngh_n-trong-m_t-h_p-b_oBác sĩ Lê Thanh Phong chia sẻ kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch do tắc nghẽn trong một họp báo.

Chị L.T.H., sinh năm 1956, nhà ở Sóc Trăng bị loét tĩnh mạch chậu. Chị H. nhập viện trong tình trạng đau và loét chân không lành, do 8 năm trước, chị thường xuyên bị phù chân trái khi đứng lâu hay đi lại. Gần đây, chị bị phù kèm theo nổi các tĩnh mạch ngoài da, đau chân khi đứng lâu hay đi lại, có vết loét ở mắt cá trong chân trái gây chảy dịch và đau đớn. Các bác sĩ Khoa Lồng ngực mạch máu của bệnh viện đã nong bóng và đặt stent tái thông tĩnh mạch chậu thành công. Hiện nay bệnh nhân đã lành hoàn toàn và hết đau.

Trường hợp thứ hai, chị N.T.M.T., sinh năm 1975, nhà ở quận 1, TPHCM nhập viện trong tình trạng chân trái phù to và đau. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái, huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính chân trái do tắc tĩnh mạch chậu. Chị T. đã được phẫu thuật để lấy hết huyết khối trong lòng mạch, đồng thời nong bóng và đặt stent tái thông dòng chảy của tĩnh mạch, kết hợp với thuốc kháng đông máu. Hiện bệnh nhân có thể đi lại và xuất viện.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu gặp phần lớn ở phái nữ (80%), còn lại là những bệnh lý khác và các triệu chứng thường khởi phát vào khoảng 20-50 tuổi. Biểu hiện đầu tiên của bệnh thường xuất hiện sau phẫu thuật, sau khi mang thai, sau thời gian nằm liệt gường, hay khi phải làm việc ở tư thế đứng trong thời gian dài…

Theo bác sĩ Phong, bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường được nhắc đến là do các van tĩnh mạch bị hư hỏng, ngoài ra suy tĩnh mạch còn do bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu có thể gây nên tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới mức độ nặng, đôi khi gây nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy tĩnh mạch thông thường.

Can thiệp ít, chất lượng sống cao

Ph__ng-ph_p-nong-v_-__t-stent-_i_u-tr_-h_i-ch_ng-ch_n-_p-t_nh-m_ch-ch_uPhương pháp nong và đặt stent điều trị hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu.

Các nghiên cứu cho thấy có 2-5% người bị suy tĩnh mạch chân trái có nguồn gốc từ hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu. Ở nhóm người bệnh này, điều trị suy giãn tĩnh mạch theo cách thông thường sẽ không bao giờ khỏi bệnh. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng đau nhức chân, chủ yếu ở chân trái kèm các cảm giác khó chịu khác như mỏi, nặng, cảm giác kiến bò, chuột rút… Bệnh tăng lên khi bệnh nhân đi đứng và giảm đi khi nằm kê chân cao hay mang vớ áp lực, kèm theo tình trạng phù chân, gân xanh đỏ nổi dưới da hoặc có thể loét ở cổ chân.

Giãn tĩnh mạch vùng chậu do đường dẫn máu chính bị hẹp hay gián đoạn nên máu sẽ phải đi qua các nhánh tĩnh mạch nhỏ để về tim, hậu quả là các tĩnh mạch nhỏ ở vùng bụng sẽ quá tải và giãn to gây nên hội chứng đau mạn tính vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng kích thích đường tiểu tiện, đại tiện và sinh dục.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính thường khởi phát đột ngột với tình trạng đau và phù ở chân trái tăng dần, đi kèm các tĩnh mạch mới nổi lên ở vùng đùi và bẹn. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong đột ngột do cục máu đông di chuyển về tim gây tắc động mạch phổi hay nhẹ hơn là tình trạng suy tĩnh mạch hậu huyết khối với phù, đau chân và lở loét về sau.

Trước đây hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu được điều trị bằng phẫu thuật. Đây là một loại phẫu thuật lớn, phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn. Ngày nay, với sự phát triển của can thiệp nội mạch, hội chứng này có thể điều trị khỏi bằng cách nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau mổ vài giờ, người bệnh có thể đi lại và có thể xuất viện cùng ngày.

Giữa năm 2015, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM lần đầu tiên đăng ký với Bộ Y tế thực hiện kỹ thuật điều trị hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu qua can thiệp nội mạch. Qua một vết đâm kim vào tĩnh mạch đùi, phần tĩnh mạch bị chèn ép sẽ được nong ra và sau đó được đặt stent vào lòng mạch. Khi dòng máu về tim không còn bị cản trở, các hậu quả do sự chèn ép gây ra sẽ không xuất hiện hoặc cải thiện đáng kể khi đã xảy ra.

Có khoảng 20 người bệnh đã được điều trị theo phương pháp này kể từ khi được Bộ Y tế cho phép, kết quả theo dõi đến nay cho thấy việc điều trị có hiệu quả, chất lượng cuộc sống của người bệnh cải thiện đáng kể và ổn định.

Việc áp dụng thành công phương pháp nong và đặt stent điều trị hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu, mở ra một hướng mới cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch khác như hội chứng hậu huyết khối, hội chứng tắc tĩnh mạch chủ trên, hội chứng phù áo khoác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút...

0
(SGTT) – Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến...

Kết nối