Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cái nôi của những nhà làm phim trẻ

Hà Bi(*) –

Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua kể từ khi một trung tâm còn non nớt trong lĩnh vực điện ảnh được thành lập tại Hà Nội. Đến nay, từ trung tâm này nhiều tài năng điện ảnh trẻ tuổi đã bước đầu khẳng định tên tuổi của mình, gặt hái nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

Không nghĩ là đi được 15 năm

CC1-(1)Cộng đồng những nhà làm phim không chuyên lên tới hơn 2.000 thành viên của TPD.

Đi qua những giông bão tưởng chừng có lúc không trụ được, thế mà vào ngày 15-8 vừa qua, Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng điện ảnh TPD thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam đã có thể đón “tuổi trăng rằm” cùng nhiều lứa học viên của mình. Trong buổi tiệc sinh nhật ấm cúng có cả những lứa đầu tiên của phong trào làm phim độc lập, tới những gương mặt trẻ đang chập chững vào nghề, nhiều khách mời đã chia sẻ suy nghĩ “khó tin được TPD có thể đứng vững qua 15 năm”. Bởi sau khi Quỹ Ford vốn tài trợ ban ban đầu cho TPD rút khỏi Việt Nam, đồng nghĩa với nguồn tài trợ bị cắt, TPD phải đối mặt với lựa chọn hoặc dừng lại, hoặc chấp nhận một vài đổi thay để đi tiếp.

Đổi thay, có vẻ là một lựa chọn nhiều người mong muốn. Nhưng đổi thay thế nào, để tinh thần cống hiến vốn được coi là tôn chỉ mục đích được giữ nguyên vẹn. Khi đó, những “đầu tàu” tại TPD đã thành lập công ty tập trung vào nhiệm vụ sống còn là mở các lớp học để từ đó có nguồn thu, đảm bảo chi phí cơ bản để tồn tại. Ngoài các lớp đào tạo đạo diễn dành cho người không chuyên, TPD còn mở rộng sang đào tạo diễn xuất, biên kịch, quay phim… với mức học phí vừa phải, khoảng 1-3 triệu đồng tùy khóa học. Với các học viên dưới 20 tuổi, trung tâm vẫn miễn phí như trước kia. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, Giám đốc trung tâm chia sẻ: “Thu học phí cao thì dễ thôi, nhưng chuyển hẳn sang hướng kinh doanh sẽ rất khó kiểm soát, sợ nhất là đi lệch đường”.

CC1-(3)Những bộ phim “giá rẻ” đầu đời.

Mặc dù vậy, số tiền thu được từ các hoạt động “bán hàng” vẫn không thể đủ trang trải. Chính vì thế, Quỹ Điện ảnh được thành lập. Quỹ do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đạo diễn Thanh Vân và anh Hoàng Phương (cán bộ TPD) lập ra, với mục đích hỗ trợ, tài trợ các hoạt động sáng tạo nghệ thuật điện ảnh trong cộng đồng các nhà làm phim trẻ.

“Trước kia chúng tôi từng được tài trợ dự án “10 tháng 10 phim ngắn”. Nhờ đó, những nhà làm phim như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp, Bùi Kim Quy đã có kinh nghiệm để đi đường dài. Quỹ sẽ được tổ chức gây quỹ trên Internet, thu hút sự tài trợ của những mạnh thường quân. Từ đó có tiền đầu tư cho những sản phẩm điện ảnh chất lượng”, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói.

Này, làm phim đi!

CC1-(2)Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trong buổi sinh nhật 15 tuổi của trung tâm TPD.

Được thành lập từ năm 2002, TPD là một trung tâm phi lợi nhuận hỗ trợ phát triển điện ảnh trẻ. TPD mong muốn phát triển điện ảnh thông qua việc tài trợ các dự án làm phim ngắn, tạo môi trường cho nhà làm phim trẻ sáng tạo và đặc biệt là phổ cập nghệ thuật nghe nhìn cho thanh thiếu niên.

Tới nay TPD đã sản xuất hàng ngàn phim truyện và phim tài liệu ngắn, là nơi khởi nguồn giấc mơ điện ảnh của rất nhiều đạo diễn trẻ. Có thể nói, đây là cái nôi để những đạo diễn có tên tuổi của Việt Nam tự tin bước ra đời, như thế hệ đầu Nguyễn Hữu Tuấn, Phan Đăng Di, Bùi Kim Quy… và sau này có những cái tên trẻ hơn Đỗ Quốc Trung, Nguyễn Lê Hoàng Việt…

Những ngày đầu TPD dạy các lớp miễn phí về điện ảnh, tuyển sinh hơn 20 người, tới cuối khóa may ra được 5-10 phim tốt nghiệp. Ba tháng học tập là một quá trình đào thải khắc nghiệt, nhưng ai đã đi qua đều không khỏi tự hào. Cho tới nay, hiếm có cộng đồng điện ảnh nào trong nước có được con số hơn 2.000 thành viên, tổ chức hơn 200 lớp học điện ảnh, hơn 10 mùa làm phim truyện ngắn, 6 mùa làm phim tài liệu ngắn như TPD. Từ những lớp học như thế mà những bộ phim trị giá 500.000 đồng cho tới 2.000.000 đồng, nhiều nhà làm phim trẻ bắt đầu thành danh. Năm nào TPD cũng có giải thưởng ở các liên hoan phim trong và ngoài nước.

“Này, làm phim đi!” là câu thường gặp nhất khi chúng tôi cùng sinh hoạt tại TPD. Không chỉ là nơi gắn kết những người trẻ yêu điện ảnh, TPD còn là “đại bản doanh” của không biết bao nhiêu đoàn làm phim lớn nhỏ. Lâu ngày gặp nhau không mấy ai hỏi đã lấy chồng chưa, công việc thế nào, mà sẽ là dạo này có làm phim gì mới không? Ở đó, những người trẻ chia sẻ với nhau về một ý tưởng phim, một dự án ngắn hạn hay dài hạn, than thở về những khó khăn, và lôi cuốn nhau cùng đi trên con đường làm phim nhiều gian khó. Ở đó, học viên có thể nhận được vô vàn sự giúp đỡ nhiệt tình từ những người không quen, về cách dùng máy dựng, triển khai một đề tài, hay cầm máy quay cho vững. Ở đó, có những đoàn phim quay bằng máy đi mượn, tất tần tật từ đạo diễn cho tới bối cảnh đều… nhờ vả.

Những bộ phim rất rẻ như thế trở thành bài học quan trọng đầu đời của các nhà làm phim độc lập. Sau này, đi xa rồi, lại chỉ mong có ai đó thúc mình: “Này, làm phim đi chứ!”.

———————————————————————

(*) Tác giả từng là học viên của Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng điện ảnh TPD.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Kết nối