Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Cai chất gây nghiện bằng smartphone

 Thái Hà –  

Trong lúc các dòng thuốc giảm đau opioid chứa morphine, chất gây nghiện tổng hợp lan tràn và marijuana được hợp pháp hóa rộng rãi thì các thống kê xã hội chỉ ra một điều khá bất ngờ: giới trẻ Mỹ ngày càng ít sử dụng chất gây nghiện và cả rượu, đồ uống có cồn.

20130917_smartphoneusers

Một số chuyên gia đưa ra giả thiết là tỷ lệ hút thuốc giảm dẫn đến tỷ lệ dùng ma túy giảm, hay các chiến dịch tuyên truyền ở học đường thất bại trong thời gian dài cuối cùng đã có hiệu quả. Nhưng các nhà nghiên cứu bắt đầu nghĩ đến một giả thiết thú vị hơn: thanh thiếu niên bớt dùng chất gây nghiện bởi họ hào hứng với các trò giải trí trên máy tính và smartphone hơn.

Khả năng này đáng được tìm hiểu sâu hơn, bởi việc sử dụng smartphone và máy tính bảng bùng nổ cùng thời kỳ với việc sử dụng chất gây nghiện giảm sút. Sự tương quan này không có nghĩa hiện tượng này là kết quả của hiện tượng kia, nhưng các nhà khoa học nói rằng truyền thông tương tác mang lại sự phấn khích như những thí nghiệm về chất gây nghiện, bao gồm sự tìm kiếm cảm giác mạnh và mong muốn được độc lập. Hoặc các thiết bị điện tử đơn giản là chiếm quá nhiều thời gian để họ có thể theo đuổi những hoạt động khác, như tiệc tùng chẳng hạn.

marijuana

Nora Volkow, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác hại ma túy quốc gia Mỹ nói với tờ The New York Times rằng bà bắt đầu nghiên cứu chủ đề này vài tháng và sẽ tổ chức các cuộc tọa đàm vào tháng 4 để thảo luận. Khả năng smartphone đóng góp vào việc giảm ma túy trong giới trẻ được tiến sĩ Volkow nghĩ đến đầu tiên sau khi xem báo cáo thống kê “Monitoring the Future” thường niên của chính phủ về tình trạng ma túy trong giới trẻ. Năm 2016 tình trạng dùng thuốc cấm trong học đường Mỹ xuống mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua.

Trong khi đó, Công ty Common Sense Media đưa ra khảo sát vào năm 2015, cho kết quả các thiếu niên Mỹ tuổi từ 13 đến 18 sử dụng trung bình 6 giờ rưỡi đồng hồ mỗi ngày trên màn hình để vào mạng xã hội hay thực hiện các hoạt động khác như chơi game. Báo cáo của trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 24% thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi hầu như online cả ngày, và 73% có smartphone. Vào năm 2004, nghiên cứu tương tự của Pew cho thấy 45% thiếu niên có điện thoại di động (chiếc iPhone đầu tiên, mở đường cho trào lưu smartphone, được đưa vào thị trường năm 2007).

Tiến sĩ Silvia Martins, chuyên gia nghiên cứu chất gây nghiện ở trường Đại học Tổng hợp Columbia cũng đang nghiên cứu quan hệ giữa Internet và chất gây nghiện trong giới trẻ cho giả thiết này “có độ tin cậy cao”: “Chơi game, dùng mạng xã hội thỏa mãn sự cần thiết của việc tìm kiếm cảm giác lạ, hoạt động lạ của họ. Nhưng giả thiết này cần được chứng minh thêm nữa”.

Dù smartphone quá phổ dụng trong đời sống hàng ngày nhưng thực tế nó vẫn mới đối với các nhà nghiên cứu để có thể hiểu nó tác động đến bộ não ra sao. “Điện thoại và mạng xã hội không chỉ là công cụ kết nối mà còn tạo ra những vòng hồi tiếp sinh học đầy sức mạnh. Mỗi chiếc điện thoại là một xy lanh chất truyền dẫn thần kinh dopamine trên tay đứa trẻ”, giáo sư David Greenfield ở trường Đại học Tổng hợp bang Connecticut ví von.

Alexandra Elliott, 17 tuổi, học trung học tại thành phố San Francisco, nói dùng điện thoại lướt mạng xã hội là cách phù hợp nhất để cai nghiện. Alexandra nghiện marijuana. Melanie Clarke, 18 tuổi, đang nghỉ một năm trước khi vào đại học để làm việc cho một quán Starbucks ở bang Massachussetts nói cô hầu như không hứng thú với chất gây nghiện, dù chúng có ở quanh mình, muốn tìm rất dễ. “Lúc nào tôi cũng có chiếc điện thoại bên người. Khi ở nhà một mình, tôi lướt mạng xã hội trên iPhone như một bản năng. Nếu người khác ở vào trường hợp tôi, có lẽ họ sẽ hút marijuana”.

Nhưng nghiện smartphone và máy tính cũng là một mối lo ngại. Eric Eliott, cha của Alexandra, một nhà tâm lý làm việc ở trường học trong 19 năm qua nói ông đôi lúc cảm thấy giúp một học sinh nghiện chơi game bỏ game còn khó khăn hơn là giúp một học sinh nghiện thuốc bỏ thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thế giới xung quanh ngôi chợ du lịch lớn nhất Đà...

0
(SGTT) – Chợ Hàn – Ngôi chợ truyền thống lâu đời tại Đà Nẵng, đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Thơm lừng góc chợ Gò Vấp gánh súp cua cô Liên,...

0
(SGTT) - Nếu có dịp đi ngang chợ Gò Vấp và ghé nơi đây mua sắm, ẩm thực là một trong những điều mà...

Hà Nội: Gần 80 gian hàng tham gia Lễ hội Ẩm...

0
Sau ba mùa thành công trước đó, Lễ hội Ẩm thực Pháp "Balade en France" sẽ trở lại với quy mô lớn gấp đôi...

Công thức hai món ăn ‘hot trend’: Milo nấm và bánh...

0
(SGTT) - Sau nhiều trào lưu ẩm thực, hai món ăn milo nấm và bánh mì phô mai tan chảy hiện đang là trào...

‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan...

0
(SGTT) - Tà Năng - Phan Dũng được xem là một trong những cung đường trekking bậc đẹp nhất Việt Nam. Với thảm thực...

Kết nối